会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xep hang 2 duc】Tên con là ước vọng!

【xep hang 2 duc】Tên con là ước vọng

时间:2025-01-25 10:20:45 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:184次

Chiến tranh là mất mát,ướcvọxep hang 2 duc đau thương, chia lìa, bởi vậy những người cha, người mẹ khi đó sinh con, hay đặt tên như một ước vọng: Độc Lập, Giải Phóng hay Thống Nhất, Vinh Quang, Muôn Năm.

Không đơn giản là một cái tên

Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là niềm mong ước của Nhân dân ta và cả người thương binh Nguyễn Hoàng Son (Chín Son), ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Bởi vậy, khi sinh ra con trai đầu lòng vợ chồng ông đặt tên con là Nguyễn Hiệp Định. Đến năm 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, người con trai thứ hai của ông Son chào đời năm này, ông lại đặt tên con là Phạm Văn Thống Nhất. Vì sao không là họ Nguyễn lại mang họ Phạm? Theo lời gia đình, do thời gian này ông cho con cho người chị nuôi nên mang họ Phạm. Sau đó, vợ ông sinh thêm 2 người con đặt tên là Nguyễn Vinh Quang và Nguyễn Muôn Năm. Ông Son cho biết: “Vinh Quang, Muôn Năm có ý nghĩa là khi được sống trong cuộc sống hòa bình cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng vào sự hòa bình vinh quang, muôn năm”. Ông Chín Son có 5 người con trai, trong đó có 4 người con có tên gắn liền với lịch sử.

Anh Huỳnh Giải Phóng nỗ lực từng ngày để hoàn thiện bản thân, xứng đáng với cái tên ba mẹ đã đặt.

Không chỉ đơn thuần là tên gọi, mỗi cái tên mang tâm tư, tình cảm và mơ ước của người chiến sĩ cách mạng Chín Son. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ông là chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiến trường huyện Châu Thành thời đó. Ông hăng hái đánh giặc và không ngại nguy hiểm. Trong một lần đi hoạt động ông bị đạn bắn trúng đùi chân trái. Vết thương đến nay vẫn là dấu tích chiến tranh để lại trên người ông. Ông Chín Son kể: “Hòa bình rồi, tôi đã mấy lần đi mổ để lấy mảnh vụn đầu đạn ra. Những lúc trở trời hành đau nhức lắm, nhưng mình vẫn tự hào đã chiến đấu hết mình và đóng góp một phần công sức, máu thịt để đất nước được hòa bình”.

Sau khi hòa bình lập lại ông đã từng công tác trong ngành công an rồi do điều kiện, hoàn cảnh nên nghỉ. Nguyện vọng được công tác trong ngành ông vun bồi vào các con. Dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nhưng ông luôn động viên con ăn học. Trong 5 người con trai có 3 người hiện công tác trong ngành công an và quân đội. Anh Vinh Quang, hiện là Thiếu tá, Trưởng ban Cán bộ, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ. Anh Thống Nhất là trung tá, Đội trưởng Đội kỹ thuật hình sự, Công an huyện Châu Thành A. Anh Muôn Năm hiện là đại úy, công tác ở Trại giam Kênh 5 (Hậu Giang).

Trước đây, ông Chín Son tham gia cách mạng đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, ngày nay, các con của ông tiếp nối truyền thống đó luôn cố gắng trong công tác để bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân. Bản thân ông Chín Son là thương binh luôn hăng say lao động để tiếp tục xây dựng cuộc sống gia đình. Ông luôn khuyên bảo, nhắc nhở con cháu về tình yêu quê hương, sống tốt, sống có ích để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đâu chỉ là khát vọng của riêng mình

Còn anh Huỳnh Giải Phóng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, được sinh ra vào năm 1974, khi quê hương còn bóng giặc và đó cũng là lý do để anh mang cái tên đặc biệt này. Anh Phóng nói: “Cha mẹ đặt tên tôi là Giải Phóng, hy vọng đất nước được hòa bình, không còn cảnh khói lửa chiến tranh, để người dân được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc”.

Mang tên Giải Phóng, lại được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng đã thôi thúc anh phải sống, học tập và làm việc đúng theo một chuẩn mực, xứng đáng với kỳ vọng cha mẹ. Gia đình anh đông anh em, có người đã ngã xuống và nằm yên nơi lòng đất trong những năm khói lửa. Ba của anh, ông Huỳnh Ba Lăng từng làm hội nông dân thời chiến và bị giặc bắt tù đày ở Côn Đảo. Mẹ anh, bà Trần Thị Tư được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm học lớp 9, anh lên đường làm nhiệm vụ theo tiếng gọi non sông. Tháng 3-1987, anh lên đường nhập ngũ thuộc Vùng 5 Hải quân, sau đó, đến gần cuối năm anh được điều động sang tham gia chiến đấu ở Campuchia với nhiệm vụ chuyên về thông tin vô tuyến điện, trực thông tin, điện đàm nắm liên lạc. Năm 1991, anh xuất ngũ trở về quê hương và được kết nạp Đảng. Với mong muốn nâng tầm kiến thức, anh Phóng theo học tiếp rồi tốt nghiệp đại học luật năm 2012. Năm 2008, anh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hưng. Đến nay, anh đã đảm nhiệm vị trí này qua 3 nhiệm kỳ. Ông Lê Hoàng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Mỹ, nói: “Giải Phóng là người rất nhiệt tình và siêng năng, có trách nhiệm trong công việc. Từ khi đảm nhiệm vị trí đến nay anh luôn sâu sát nắm bắt ở cơ sở để đáp ứng kịp thời nhu cầu, mong muốn của người dân sao cho phù hợp”.

Nhìn lại những điều đã làm được trong thời gian qua, anh Phóng luôn tự hào với bản thân khi xứng đáng những mong mỏi của cha mẹ. Đất nước thanh bình, yên vui giờ đây mong muốn của anh là nỗ lực hơn nữa để góp phần vào sự phát triển của quê hương.

Tìm những nhân vật này, chúng tôi lại càng hiểu hơn về ước vọng, mong muốn đất nước không còn bom đạn, sự trân quý hòa bình, độc lập của những người dân Việt Nam thời đó và cả ngày nay…

HỒNG DIỄM - HỒNG NHUNG

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
  • 25 years of Le Courrier du Vietnam thriving under VNA
  • Lao leaders hail army co
  • President welcomes delegates to auditing summit
  • Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
  • ASOSAI Governing Board meets in HN
  • NA deputies discuss quality of legal system
  • Asian leaders worries about protectionism, nationalism
推荐内容
  • Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
  • Russia an important, reliable partner of Việt Nam: Party leader
  • ASOSAI Governing Board meets in HN
  • President seeks stronger cooperation with Japan
  • Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
  • PM suggests New Zealand support Việt Nam with dragon fruit value chain