Tuy nhiên,ầntrăngmậtkhôngngọtngàkoln vs bayern những bước đi của ông đang vấp phải vô vàn sóng gió, nổ ra các cuộc tranh cãi trên toàn thế giới.
Quyết định được cho là gây tranh cãi nhất và đe dọa kéo theo một cuộc chiến pháp lý dai dẳng là việc Tổng thống Trump ký sắc lệnh về cấm đi lại nhằm bảo vệ đất nước trước các phần tử khủng bố. Xét từ góc độ chính trị, sắc lệnh cấm nhập cư đối với công dân 7 nước có đa số là người Hồi giáo bị coi là hành động vi phạm nhân quyền, hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức Mỹ, phân biệt đối xử với người Hồi giáo, làm xói mòn an ninh quốc gia, phá hoại mối quan hệ giữa Mỹ và cộng đồng Hồi giáo, tạo cớ cho các tổ chức khủng bố chiêu mộ thêm binh sĩ và gia tăng tâm lý chống Mỹ. Từ góc độ kinh tế, lệnh cấm này cũng tạo ra những thách thức không nhỏ, khi có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ do hai ngành du lịch và giáo dục đại học bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump còn ra hàng loạt sắc lệnh như: cho phép các cơ quan liên bang về hệ thống y tế quốc gia “bỏ, ngưng, cho phép ngoại lệ hoặc đình hoãn” bất cứ điều khoản nào trong Luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (còn gọi là Obamacare) nếu trở thành gánh nặng tài chính cho các tiểu bang; Mỹ sẽ xây “một bức tường vật chất hay một hàng rào an ninh không thể vượt qua” với Mexico và hứa hẹn sẽ thuê thêm 10.000 nhân viên di trú, cắt tiền trợ cấp của liên bang cho những thành phố nào từ chối trục xuất những người di trú không có giấy tờ, làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và quốc gia láng giềng Mexico. Không chỉ vậy, Tổng thống Donald Trump còn đưa ra sắc lệnh về "các luật định kinh doanh" và quy định tài chính Dodd-Frank. Đây được coi là bước đi đầu tiên trong việc tìm cách giảm bớt những quy định trong dịch vụ tài chính của Mỹ, theo đó, cách tiếp cận kiểu “bớt hai, thêm một”, sắc lệnh về "các định luật kinh doanh" là nỗ lực giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Về đối ngoại, Tổng thống Trump cũng đưa ra những động thái khiến nhiều nước quan ngại. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng được xem là “trụ cột” trong chính sách thương mại quốc tế cũng như chính sách “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương của người tiền nhiệm Barack Obama. Việc chính thức rút khỏi hiệp định đồng nghĩa với việc chấm dứt những thương thuyết quốc tế đang diễn ra và để TPP “chết yểu”. Động thái này khiến nhiều nước thành viên hết sức quan ngại và đang tìm hướng đi trong hoàn cảnh mới. Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng chỉ trích hành động này của ông Trump là “một sai lầm nghiêm trọng”, gây ra những hậu quả tiêu cực về lâu dài đối với nền kinh tế Mỹ cũng như vị thế chiến lược của nước này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ - Iran cũng trở nên căng thẳng sau khi nhà lãnh đạo Mỹ công bố lệnh cấm vận mới với Iran do nước này thử tên lửa. Ông Trump còn tuyên bố cân nhắc lại các chính sách của Mỹ đối với Cuba, đồng thời thử thách mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương với các đồng minh truyền thống ở châu Âu khi công khai hoan nghênh việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), đồng thời khuyến khích các thành viên còn lại “noi gương” London, tìm hướng đi độc lập cho riêng mình.
Giới phân tích cho rằng điểm chung cơ bản của các sắc lệnh này đều nhằm mục đích bảo vệ tối đa các lợi ích của Mỹ dưới góc nhìn của một tổng thống xuất thân từ giới doanh nhân. Vì thế, nó không mang nhiều màu sắc chính trị truyền thống và không tính tới các lợi ích chồng chéo cũng như quyền lực của hệ thống tư pháp. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi các sắc lệnh này của Tổng thống Trump lại vấp phải sự phản đối của giới chính trị gia truyền thống của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng một bộ phận không nhỏ cử tri.
Rõ ràng, Tổng thống Trump khó có thể có “tuần trăng mật” như các vị tổng thống khác khi ông đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn ngay trong những bước đi đầu tiên. Chặng đường phía trước chắc chắn sẽ không trải hoa hồng đối với một vị tổng thống xuất thân từ doanh nhân và hầu như không có kinh nghiệm chính trường cùng quan điểm theo chủ nghĩa biệt lập “nước Mỹ trên hết".