【nhận định trận napoli】Doanh nghiệp tái chế rác thải khó tiếp cận chính sách ưu đãi từ nhà nước

作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:09:33 评论数:
Doanh nghiệp tái chế rác thải vẫn khó tiếp cận chính sách ưu đãi từ nhà nước
Bên trong nhà máy chế biến rác thải nhựa của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng.

Tái chế rác thải thành sản phẩm xuất khẩu

Từ cuối năm 2021, những lô ván ép bằng nhựa thải của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng (Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Scotland. Sự kiện này mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp (DN), đồng thời cũng là cơ hội phát triển ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa của tỉnh Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ngoài tấm ván nhựa xuất khẩu, công ty còn có sản phẩm gạch cao su làm từ nhựa tái chế rất phù hợp lót nền trong nhà bếp, nhà tắm, trường mẫu giáo; ghế sử dụng trong công viên, bàn ghế dùng cho học sinh ở miền núi; thùng đựng rác khổ lớn; vách ngăn trong nhà thay thế tấm thạch cao hoặc kính nhôm…

Ông Huỳnh Phước Lộc, Giám đốc điều hành nhà máy cho biết, trước đây các loại chất thải nhựa công nghiệp không bán được như: vải da vụn, vụn đế giày, nhựa công nghiệp tổng hợp đều được xử lý bằng phương pháp đốt. Nhưng hiện các loại chất thải đều tạo ra sản phẩm ván ép nhựa đạt các tiêu chuẩn về độ bền, an toàn với sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Theo ông Lộc, do được sản xuất từ loại nhựa giá trị thấp nên sản phẩm có giá rẻ hơn so với ván gỗ ép, tấm ván nhựa. Không bị mối mọt, gỉ sét, kể cả khi sử dụng ngoài trời. Độ bền cơ học và tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Hiện trung bình mỗi tháng công ty sản xuất hơn 1,5 ngàn tấm ván ép nhựa (tương đương 62 tấn rác).

Doanh nghiệp mong chờ không chỉ về vốn mà cả hoạt động truyền thông

Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Tùng Bùi Xuân Hùng, khó khăn hiện nay là chính sách khuyến khích tái chế chất thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng rất nhiều nhưng thực sự chưa đến được với DN. Không chỉ về vốn mà cả hoạt động truyền thông sản phẩm hữu ích cho môi trường.

“Chúng tôi chưa kết nối với nhiều công ty, khu xử lý để thu gom lại chất thải họ không bán, không tái chế được. Chúng tôi cũng chưa có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với các nhà sản xuất đồ nội thất, DN ngành vật liệu xây dựng. Chúng tôi mong các cơ quan, ban, ngành, địa phương ưu tiên mua vật liệu tái chế để thực hiện các công trình, dự án công cộng, kết nối quảng bá để ngành công nghiệp tái chế chất thải nhựa có cơ hội phát triển”. Ông Bùi Xuân Hùng chia sẻ.

Doanh nghiệp tái chế rác thải vẫn khó tiếp cận chính sách ưu đãi từ nhà nước
Sản phẩm thùng đựng rác làm từ nhựa tái chế của Công ty.

Ông Jan Zellmann, người sáng lập kiêm Giám đốc dự án Tái chế rác thải nhựa Reform Plastic tại Việt Nam cho rằng, tái chế rác thải nhựa đã qua sử dụng, không có khả năng mua bán như: túi ny-lông, ống hút, ly nhựa, hộp sữa, thùng xốp, các vật liệu có chứa nhựa công nghiệp… là giải pháp vừa tạo ra lợi nhuận cho DN xử lý chất thải, vừa thay thế phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Ngoài chuyển giao quy trình cho Công ty Thanh Tùng tại Đồng Nai, đơn vị đang thực hiện dự án tái chế rác thải nhựa tiêu dùng ở TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam). Cả 2 nhà máy đều hoạt động tốt nhưng chưa hết công suất do nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định.

Theo ông Jan Zellmann, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm các thách thức về rác thải nhựa bằng cách thu gom và biến chất thải giá trị thấp thành sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị thương mại. ReForm Plastic hướng tới mục tiêu xây dựng 100 cơ sở ReForm Plastic trên toàn Việt Nam. Đơn vị sẽ đồng hành cùng các DN, địa phương nhân rộng mô hình tái chế chất thải nhựa theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới).

Đơn cử như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.

最近更新