【kết quả giải vô địch quốc gia bỉ】Điều gì xảy ra với Brexit tại Quốc hội Anh vào ngày 26 và 27 tháng 02?
Brexit không thỏa thuận: Anh sẽ bị đánh thuế thêm 9 tỷ bảng khi nhập khẩu thực phẩm từ EU EU hy vọng Anh sẽ yêu cầu trì hoãn Brexit trong ba tháng Anh chính thức đề xuất EU thay đổi thỏa thuận Brexit nhằm tháo gỡ bế tắc Brexit và thách thức trước cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của Quốc hội |
Thủ tướng Anh muốn đàm phán các thay đổi đối với thỏa thuận Brexit và đưa thỏa thuận này trở lại để phê chuẩn tại Quốc hội càng sớm càng tốt. Nếu bà May không thể mang lại một thỏa thuận trong tuần này,ĐiềugìxảyravớiBrexittạiQuốchộiAnhvàongàyvàthákết quả giải vô địch quốc gia bỉ bà đã hứa hẹn sẽ đưa ra tuyên bố trước Quốc hội về tiến trình của mình vào thứ Ba (ngày 26/02), và sau đó cho phép các nhà lập pháp tranh luận về vấn đề này vào thứ Tư (ngày 27/02). Điều này sẽ không liên quan đến việc bỏ phiếu về việc có chấp thuận hay từ chối thỏa thuận Brexit hay không nhưng nó sẽ cho phép các nhà lập pháp đưa ra các chương trình hành động thay thế và hỗ trợ thử nghiệm cho họ với một loạt phiếu bầu mới. Dự kiến sẽ có một nỗ lực để chuyển quyền kiểm soát các cuộc đàm phán ra khỏi tay bà May.
Thứ nhất, các nhà lập pháp có thể đề xuất các thay đổi, gọi là sửa đổi và, nếu được chấp thuận bởi một cuộc bỏ phiếu, có thể thay đổi quá trình Anh rời khỏi EU. Các chi tiết sửa đổi chưa được công bố, nhưng một số nhà lập pháp đã báo hiệu ý định của họ. Trọng tâm của cuộc tranh luận ngày 27/02 sẽ là liệu Quốc hội có nên kiểm soát quá trình Brexit từ chính phủ hay không, một kế hoạch cực đoan trước đó đã bị từ chối dưới hình thức hơi khác vào ngày 29/01. Nhưng thời gian đến ngày 29 tháng 3 không còn nhiều và ngày càng nhiều nhà lập pháp trong Đảng Bảo thủ của bà May lo lắng về triển vọng rời khỏi EU mà không có thỏa thuận, đồng thời đang xem xét liệu có nên hỗ trợ phiên bản mới nhất của kế hoạch hay không.
Thứ hai,làm thế nào để Quốc hội có thể kiểm soát Brexit, có một số giai đoạn trong kế hoạch này, được đưa ra bởi một nhà lập pháp trong Đảng Lao động đối lập, với sự ủng hộ của các thành viên từ các đảng khác nhau. Bước đầu tiên sẽ là sử dụng một sửa đổi để buộc chính phủ cho phép thời gian tại Quốc hội để thảo luận về một Dự luật. Dự luật này, nếu được Quốc hội phê chuẩn, sẽ tạo ra một đạo luật được thiết kế để bổ sung các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. Nó sẽ không tự động dừng hoặc trì hoãn Brexit, nhưng có thể buộc thực hiện các bước tiếp theo của chính phủ.
Dự luật này sẽ đề xuất: (i) Nếu một thỏa thuận không được thống nhất vào giữa tháng 3, Thủ tướng Anh phải đưa ra đề nghị trước Quốc hội về kế hoạch tiến hành Brexit không thỏa thuận vào ngày 29 tháng 3, hoặc kế hoạch kéo dài cuộc đàm phán và trong bao lâu; (ii) Nghị viện sẽ có thể tranh luận và bỏ phiếu cho kế hoạch của Thủ tướng Anh trong cùng một ngày; (iii) Nếu Thủ tướng Theresa May muốn tiếp tục Brexit không có thỏa thuận thay vì gia hạn Điều 50, thì cần phải có sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội; (iv) Nếu các nhà lập pháp từ chối kịch bản Brexit không có thỏa thuận, thì Thủ tướng Anh phải đưa ra vào ngày hôm sau với một đề nghị kéo dài thời gian đàm phán; (v) Nếu Nghị viện đồng ý cho Thủ tướng Anh tìm cách gia hạn, bà May phải đàm phán sự gia hạn đó với EU.
Thứ ba, tiến trình đó sẽ vận hành như thế nào? Giai đoạn đầu tiên là giành được một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngày 27/02. Kế hoạch này có khả năng được tán thành bởi Đảng Lao động, các đảng nhỏ khác trong Quốc hội và các thành viên thân EU trong đảng của bà May. Một số bộ trưởng chính phủ đã chỉ ra rằng họ sẽ xem xét hỗ trợ kế hoạch ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ phải từ chức hoặc bị cách chức. Bà May không có đa số hoàn toàn trong Quốc hội và dễ bị đánh bại nếu chỉ một số ít trong nhóm của chính mình. Tuy nhiên, một số người trong Đảng Lao động có thể sẽ bỏ phiếu chống lại kế hoạch, làm tăng quy mô của cuộc rối loạn.
Ngoài ra, có một số trở ngại khác cần phải làm rõ trước khi nó trở thành luật, bao gồm cả việc thông qua luật pháp gây tranh cãi thường sẽ mất vài tháng trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể chỉ là một ngày. Nhưng nếu điều này thành công, nó sẽ tạo ra một rào cản đáng kể cho bà May với một Brexit không thỏa thuận mà không có sự ủng hộ của các nhà lập pháp. Quốc hội, trong những lần trước, đã bỏ phiếu một cách tượng trưng để nói rằng họ không muốn rời đi mà không có thỏa thuận.
Các nhà lập pháp ủng hộ Brexit, hầu hết từ Đảng Bảo thủ của bà May, cho rằng khả năng Anh ra đi mà không có thỏa thuận sẽ gây tổn hại cho EU và vì vậy, đó là một con bài mặc cả quan trọng đối với Anh. Họ có thể sẽ phản đối bất cứ điều gì có thể loại bỏ lựa chọn đó khỏi các cuộc đàm phán. Một số người lập luận rằng rời khỏi khối mà không có thỏa thuận thì tốt hơn là rời đi với một thỏa thuận sẽ giữ cho Anh có mối quan hệ chặt chẽ với EU, và bất kỳ sự gián đoạn kinh tế ngắn hạn nào cũng sẽ được kiểm soát bởi lợi ích lâu dài.