发布时间:2025-01-11 11:12:23 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Sau hơn 1 năm triển khai thi hành Luật sửa đổi,ướngmắctrongcngtcthihnhndnsựbòngawap bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS), công tác này trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn chưa thể trôi chảy do vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn từ thực tế.
Cán bộ Cục THADS tỉnh họp trao đổi nghiệp vụ.
Năm 2016, ngành THADS Hậu Giang cơ bản hoàn thành chỉ tiêu được giao với tỷ lệ đạt 71,62% về việc và 33% về tiền. Theo thống kê, trong năm toàn tỉnh thụ lý 8.890 việc, với số tiền và giá trị tài sản trên 367 tỉ đồng. Kết quả đã giải quyết 6.100 việc và 85 tỉ đồng về tiền. So với năm 2015, số án thụ lý có xu hướng tăng, trong đó số các vụ việc thi hành án liên quan đến đất đai, tín dụng ngân hàng, nợ hụi chiếm giá trị lớn nhưng khó thi hành.
Từ khi Luật THADS ra đời và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS có hiệu lực đã tạo một hành lang pháp lý cơ bản, đảm bảo cho công tác thi hành án hiệu quả hơn. Tuy nhiên qua thực tiễn, công tác THADS hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Mặc dù Luật THADS đã có một chương quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác THADS khá cụ thể, nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp án khó thi hành bởi không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết án.
Vấn đề này thể hiện rõ nhất trong các bản án được tuyên không rõ ràng, khiến quá trình thi hành án kéo dài. Như trường hợp của bà Đặng Kim Năm, ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A. Bà Năm là bị hại trong vụ án hình sự và được phía bị cáo nộp số tiền bồi thường là 3 triệu đồng tại Chi cục THADS huyện Châu Thành A. Tuy nhiên, sau khi vụ án kết thúc, bà Năm đến nhận tiền thì được biết do trong bản án không có nhắc đến số tiền 3 triệu đồng nên Chi cục THADS huyện Châu Thành A không thể trao cho bà và phải đợi giải thích bản án từ Tòa án nhân dân tỉnh. Cho đến nay đã kéo dài hơn 3 tháng nhưng vẫn chưa có kết quả.
“Ngoài ra, với những vụ việc thi hành án liên quan đến tài sản như cây trồng, vật nuôi, nếu bản án của tòa không nói rõ các tài sản này sẽ được di dời như thế nào và trong trường hợp có hư, hỏng, trách nhiệm thuộc về ai thì cơ quan thi hành án cũng không thể thi hành và phải chờ việc giải thích bản án từ phía tòa”, ông Trần Nghĩa Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Long Mỹ, chia sẻ.
Còn ông Lý Phương Tùng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Châu Thành A, cho rằng: Quy định tại Điều 104 của Luật THADS về việc bán đấu giá tài sản hiện nay được thực hiện theo nguyên tắc đến cùng. Nguyên tắc này quy định nhằm có lợi cho người được thi hành án, tuy nhiên việc này lại khiến công tác thi hành án phải kéo dài thời gian và gây khó khăn cho chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án. Tại Chi cục THADS huyện Châu Thành A hiện có khá nhiều vụ việc phải bán đấu giá hơn 5 lần hoặc giảm giá tài sản đến gần bằng với chi phí bán đấu giá nhưng vẫn chưa thể kết thúc việc thi hành án.
Ngoài ra, quy định mới tại khoản 2, Điều 104 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS về việc sau lần giảm giá thứ hai trở đi, nếu không có người tham gia đấu giá hoặc trả giá thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Quy định này ra đời được kỳ vọng là bước tiến nhằm giải quyết tình trạng bán đấu giá tài sản kéo dài trước đây.
“Trên lý thuyết thì đây là quy định rất tiến bộ, tuy nhiên áp dụng vào thực tế lại không hiệu quả khi có rất ít trường hợp đồng ý nhận tài sản, nhất là các tài sản là đất đai do tâm lý e ngại của người được thi hành án”, ông Tùng cho biết thêm.
Việc phân chia tài sản chung để thi hành án cũng đang là một trong những vấn đề đau đầu đối với công tác THADS hiện nay. Theo ông Trần Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Vị Thủy, trong một số trường hợp, nếu người phải thi hành án và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không phối hợp để phân chia tài sản chung thì rất khó cho cơ quan thi hành án và tòa án có thể tiến hành phân chia, vì hiện chưa có chế tài để xử lý vấn đề này và có lẽ phải chờ hướng giải quyết trong thời gian tới.
Có thể thấy, trước những hạn chế trong các quy định về THADS hiện nay đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc, hoàn thiện các quy định pháp luật. Về lâu dài có thể nghiên cứu, bổ sung những quy định mới để phù hợp với tình hình thực tế, thì từ đó công tác THADS mới có thể đạt kết quả cao hơn và ngành THADS sẽ tháo gỡ được những khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
相关文章
随便看看