【số liệu thống kê về man utd gặp brentford】Đổi mới cơ bản thể chế để phát triển hay duy trì như hiện nay để tụt hậu?
Đó là câu hỏi lớn được các đại biểu đặt ra tại Hội thảo khoa học về cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để phát triển và hội nhập giai đoạn 2015-2035 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức,Đổimớicơbảnthểchếđểpháttriểnhayduytrìnhưhiệnnayđểtụthậsố liệu thống kê về man utd gặp brentford tại Hà Nội.
Không thể chần chừ
Cảnh báo nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Chúng ta đang đứng trước tình trạng không có đường lùi, không có con đường khác, nếu muốn phát triển, thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực".
Ông Cung cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết, nhưng chưa đủ và không thể thay thế cho những cải cách vĩ mô mà thực chất là thay đổi căn bản thể chế của nền kinh tế.
Nhấn mạnh vấn đề phải cải cách thể chế, ông Cung phân tích: “Nếu chúng ta không cải cách, thay đổi vai trò của Nhà nước, giảm quy mô và nâng cao hiệu quả khu vực nhà nước nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng, thì tài khóa tiếp tục mở rộng, thậm chí không tăng đầu tư công để tăng trưởng thì tiền tệ cũng phải nới lỏng, cung tiền sẽ tăng lên, nợ công tăng lên, sẽ dẫn tới bất ổn vĩ mô và không có tăng trưởng. Từ đó, Việt Nam ngày càng tụt hậu và lạc hậu xa so với các nước trong khu vực”.
Đồng quan điểm trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng quan ngại khi cho rằng, khoảng cách GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.
Theo ông Lâm, mặc dù kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 6,9%/năm. Tuy nhiên, đà tăng này đang có chiều hướng chậm lại so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần so với năm 1990, nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008 và Philippines năm 2010.
"Năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, và 1/27 của Singapore. Về quy mô của nền kinh tế, GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 186,2 tỷ USD, gấp 29 lần so với năm 1990. Tuy nhiên, quy mô này vẫn còn nhỏ so với các nước khác trong khu vực”, ông Lâm nêu rõ.
Ngoài ra, ông Lâm cũng cho rằng, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Trước thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, các đại biểu đề xuất tiếp tục thực hiện cải cách thể chế trong giai đoạn 2016 - 2020.
Hướng tới nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập
Một trong những giải pháp được chú trọng nhất trong cải cách thể chế được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo, đó là nâng chất lượng của nền kinh tế Việt Nam theo hướng nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập.
Nguyễn Bích Lâm cho rằng: “Cần tăng cường vai trò cơ chế thị trường, tạo lập môi trường cạnh trang lành mạnh, bình đẳng”.
Các đại biểu đều cho rằng, bản chất của đổi mới phiên bản 2 lần này không phải là chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường như 30 năm trước, mà là nâng cấp, nâng chất lượng của nền kinh tế Việt Nam theo hướng nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập.
Theo ông Cung, nội dung của cải cách nằm ở thị trường và Nhà nước. “Về phía thị trường, phát triển toàn diện các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, đất đai, tài nguyên và đảm bảo các yếu tố cơ bản về thể chế để các loại thị trường này vận hành tốt, hiệu quả và trở thành nhân tố quyết định huy động và phân bổ các yếu tố sản xuất”, ông Cung nói.
Bên cạnh đó, về phía nhà nước, ông Cung nhấn mạnh: “Phải đổi mới toàn diện khu vực nhà nước, nhất là quản trị quốc gia; không tiếp tục coi kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo, mà thay vào đó, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước”.
Bởi theo ông Cung, nếu tiếp tục coi kinh tế nhà nước là chủ đạo thì về cơ bản chúng ta không thể thu hẹp quy mô khu vực DNNN đến mức phù hợp với yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ; không thể áp đặt đầy đủ kỷ luật thị trường và kỷ cương nhà nước đối với DNNN; và cải cách DNNN chỉ “nửa vời” không dứt khoát, thiếu thực chất… những méo mó, sai lệch của thị trường hiện hữu lâu nay vẫn tiếp tục tồn tại”.
Ngoài ra, các đại biểu còn đưa ra một số cải cách thể chế, như tiếp tục các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia… Đối với DNNN chấm dứt ngay hiện tượng miễn giảm, hoãn nộp thuế; thực hiện giám sát, đánh giá thường xuyên liên tục đối với DNNN…
Đổi mới, thay thế công cụ quản lý nhà nước lạc hậu, di sản của kế hoạch hóa tập trung, của thể chế hành chính xin cho bằng các công cụ quản lý nhà nước khác hướng đến duy trì kỷ cương, trật tự xã hội, thiết lập và duy trì cạnh tranh thị trường công bằng, khắc phục khuyết điểm của thị trường./.
Khánh Linh
相关推荐
- Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng của Việt Nam
- Kho bạc Nhà nước đứng thứ 2 về cải cách hành chính
- Bài học sâu sắc từ chiến thắng trận đầu của Hải quân 55 năm trước
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Những vụ cháy đau thương bên trong nhà ống bị khói lửa bao trùm
- 10 người chết và mất tích do mưa lũ tại Lào Cai
- Nữ tài xế lái ô tô kéo lê xe máy trên đường ở Bình Dương