【bng da so】Cách mạng công nghiệp 4.0: ‘Đòn bẩy’ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dệt may
Đây là chia sẻ của ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
PV: Thưa ông,áchmạngcôngnghiệpĐònbẩynângcaonăngsuấtchấtlượngsảnphẩmdệbng da so cuộc CMCN 4.0 đang có những bước phát triển nhanh chóng và tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam. Đối với ngành DM, cuộc CMCN 4.0 đem lại những cơ hội như thế nào cho ngành, thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường:Có thể nói, các thành tựu của CMCN 4.0 là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm trong ngành DM. Đơn cử, nhà máy sợi theo mô hình 4.0 cho phép giảm tới 70% lao động và giảm năng lượng sử dụng tới 25%. Nhà máy dệt nhuộm 4.0 giúp giảm 30% lao động, giảm 50% lượng nước sử dụng cho nhuộm và 50% năng lượng tiêu hao.
Đặc biệt, đối với ngành may, xu thế sử dụng robot hoặc các thiết bị tự động hóa cho các khâu kỹ thuật khó hoặc các bước công việc lặp đi lặp lại đang được các doanh nghiệp (DN) quan tâm. Sử dụng robot trong khâu trải vải, cắt có thể giúp giảm tới 80% lao động, tiết kiệm được 3% nguyên vật liệu; trong các công đoạn khó như bổ túi, tra tay, vào cổ... sử dụng thiết bị, robot tự động sẽ làm giảm đáng kể số lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào lao động tay nghề cao.
|
Bên cạnh đó, trước xu thế phát triển của cuộc CMCN 4.0 với trình độ tự động hóa, robot hóa cao, cùng với việc internet kết nối vạn vật (IoT) được áp dụng trong quá trình sản xuất, lưu thông thì tất yếu lượng lao động cần thiết trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm mạnh. Như vậy, lợi thế về nhân công giá thấp – vốn là một lợi thế truyền thống để thúc đẩy tăng trưởng của ngành DM Việt Nam sẽ không còn. Thay vào đó, tăng trưởng của ngành DM Việt Nam sẽ phụ thuộc vào đơn giá lao động trên 1 sản phẩm. Nếu đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hợp lý, giúp nâng cao năng suất lao động thì vẫn có thể có đơn giá lao động trên một sản phẩm thấp, dù lương lao động cao.
Mặt khác, không thể tiếp tục xu thế tận dụng nhiều lao động. Cuộc CMCN 4.0 tạo cơ hội để ngành DM Việt Nam bứt phá, thoát ra khỏi bẫy dùng nhiều lao động nhưng lương không cao, lao động không ổn định.
Ngoài ra, xu thế của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay quan tâm đến sản xuất sạch, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội… cũng đòi hỏi các DN DM phải đầu tư, đổi mới công nghệ một cách hợp lý để có thể tận dụng được tối ưu các nguồn lực…
PV: Bên cạnh những cơ hội, cuộc CMCN 4.0 đem đến những thách thức như thế nào cho ngành DM Việt Nam, thưa ông?
Ông Lê Tiến Trường:Như trên tôi đã phân tích, cơ hội của CMCN 4.0 đem lại cho ngành DM Việt Nam là rất rõ rệt, tuy nhiên, đầu tư công nghệ theo hướng 4.0 đòi hỏi vốn lớn, lãi phải trả cho chi phí đầu tư cao, khấu hao thiết bị cũng cao. Đây là khó khăn hàng đầu đối với các DN DM Việt Nam, vốn chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế thấp.
Bên cạnh bài toán công nghệ, một thách thức rất lớn khác đối với ngành thâm dụng lao động như DM đó chính là sự biến động dư thừa về lao động. Theo nhiều nghiên cứu của một số tổ chức trên thế giới dự báo, công nghệ tự động hóa có thể thay thế tới 47% việc làm, hay máy móc công nghệ hiện đại có thể thay thế 85% lao động DM của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Tỷ lệ này nếu chuyển thành con số tuyệt đối sẽ rất lớn, bởi DM chiếm tới gần 3 triệu lao động, trong đó khoảng 78% là lao động nữ. Mặt khác, DM tập trung nhiều lao động ít kỹ năng (khoảng 17% chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên (35,84%). Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức. Như vậy việc giải quyết lao động dư thừa như thế nào, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 ra sao cũng là bài toán lớn đối với ngành DM Việt Nam.
PV: Vậy để đón bắt xu thế của CMCN 4.0, theo ông, các DN trong ngành DM cần phải làm gì?
Ông Lê Tiến Trường:CMCN 4.0 là một diễn tiến tất yếu, mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Nó mang lại nhiều cơ hội để thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước nói chung, cũng như mang lại những kỳ vọng về sự thay đổi tích cực cho các DN DM Việt Nam nói riêng, nếu có sự chuẩn bị tốt để nắm bắt được làn sóng này. Theo đó, bản thân mỗi DN trong ngành cần chủ động hoạch định chiến lược của DN mình nhằm tận dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, cũng như giảm thiểu các thách thức.
Bên cạnh đó, ngành DM cũng cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành. Chẳng hạn như Nhà nước có các chính sách lãi suất ưu đãi cho đầu tư công nghệ cao, hay việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực môi trường phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, chứ không thể đưa ra chế tài cấm vì sợ ô nhiễm, nếu không sẽ rất khó có ngành sản xuất nguyên vật liệu cho DM.
Đặc biệt, các bộ, ban, ngành cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Năm 2003 chỉ có 15 thủ tục, hiện nay đã tăng tới 402 thủ tục. Chi phí thực hiện các thủ tục này tương đương một sắc thuế 22% (trong khi đó đối với các nước trong nhóm ASEAN 4 chỉ là 12%). Mặt khác, thời gian hoàn thành các thủ tục đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu cũng còn cao hơn nhiều so với các nước trong nhóm ASEAN 4. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các DN DM Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt như hiện nay.
PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Tiến tới bước đột phá trong kiểm tra chuyên ngành hàng hóa nhập khẩu
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- Nhận định trận đấu Ipswich Town vs Crystal Palace, 2h30 ngày 4.12: Trận cầu 6 điểm
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- Chủ tịch nước hội kiến Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
- Bí thư Hà Nội: Bằng mọi giải pháp giảm số người ra đường
- Tướng Vũ Hải Sản và tướng Trần Quốc Tỏ tham gia Hội đồng quản lý BHXH
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Hình ảnh Thủ tướng tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022
- Tạo niềm tin cho chiến dịch
- Xuất cấp hơn 4.100 tấn gạo hỗ trợ 3 tỉnh phía Nam
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Công điện của Thủ tướng về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Army Games: 8 nước tranh tài 'Vùng tai nạn' và 'Xạ thủ bắn tỉa' ở Việt Nam
- Giải vô địch Teqball thế giới 2024 khai mạc đầy ấn tượng
- Chủ tịch nước dự Lễ khai giảng Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
- Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô