当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ lệ đức】"Giải cứu" củ cải, su hào "lên bàn nghị sự" UBTV Quốc hội 正文

【tỷ lệ đức】"Giải cứu" củ cải, su hào "lên bàn nghị sự" UBTV Quốc hội

2025-01-27 01:41:23 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:761次

CNA

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trả lời tại phiên chất vấn. Ảnh: H.Y

Sẽ có thêm 8 nhà máy chế biến nông sản trong năm 2018

Tại phiên chất vấn,ảicứuquotcủcảisuhàoquotlênbànnghịsựquotUBTVQuốchộtỷ lệ đức Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề thời sự đang được dư luận quan tâm là việc “giải cứu” nông sản liên tục kéo dài nhiều năm nay. Chủ nhiệm Lê Thị Nga đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh về giải pháp công nghệ ứng dụng cho lĩnh vực nông nghiệp để khắc phục tình trạng này; đồng thời cũng đặt câu hỏi tương tự về giải pháp khắc phục tới Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN).

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết trước đây, Bộ KH&CN đặt hàng một số doanh nghiệp (DN) hỗ trợ Chương trình quốc gia nghiên cứu “giải cứu” nông sản, ký kết một số Nghị định thư với các nước để chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất cho chế biến nông sản. Cùng với đó là nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng được nghiên cứu để phục vụ cho chế biến hàng hóa nông sản.

Theo Bộ trưởng, đây là những giải pháp bước đầu nhưng đồng bộ để giải quyết cho thấu đáo tình trạng dư thừa nông sản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho rằng, giải pháp căn cơ là phải có chính sách thị trường phù hợp, và điều này sẽ được xử lý với tư duy sản xuất chuỗi. Trong đó, Bộ KH&CN đã thống nhất với Bộ NN&PTNN, “nhận” phần chế biến và chuyển giao công nghệ.

Một tín hiệu vui là ngay trong năm nay, 8 nhà máy chế biến nông sản theo hình thức chuỗi sẽ được khánh thành, tạo thuận lợi cho việc phát triển hình thức này.

Sức sản xuất lớn, nhưng chế biến và tiêu thụ yếu

Tham gia trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường khẳng định sức sản xuất của Việt Nam rất lớn trên tất cả các mặt. Tuy nhiên, hai khâu còn bất cập là chế biến và tổ chức thị trường. Chính vì vậy, tái cơ cấu nông nghiệp đang tập trung đi sâu vào hai mảng yếu này.

Từng nhóm ngành hàng được xác định rõ đâu là nút thắt để tập trung giải pháp, từ khoa học công nghệ cho đến chỉ đạo tổ chức sản xuất. Với việc khởi công và khánh thành 8 nhà máy chế biến rau quả trong năm nay, chúng ta sẽ tiếp tục khai thác lợi thế của nhóm hàng nông sản rau quả Việt Nam.

Mặc dù với nền sản xuất 8,6 triệu hộ, đây không phải là việc có thể giải quyết hết ngay nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, lộ trình tái cơ cấu đang được thực hiện đúng hướng.

Bên cạnh việc phối hợp với Bộ KH&CN, vừa qua Bộ NN&PTNN cũng đã phối hợp Bộ Công thương để thành lập Cục Chế biến và phát triển thị trường để lo việc phát triển thị trường. “Trước đây mình Bộ Công thương làm nhưng do có rất nhiều việc nên các bộ chuyên ngành phải có trách nhiệm cùng. Có sự phối hợp, chia sẻ thêm thì sẽ sớm có kết quả như chúng ta mong muốn” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

NXC
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày về mô hình sản xuất theo chuỗi.

Ba bộ phối hợp khắc phục việc “nay cứu củ cải, mai cứu củ hành”

Phát biểu thêm liên quan đến lĩnh vực phụ trách, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, yếu tố then chốt trong vấn đề này là phải tổ chức tái cơ cấu trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu thay vì hoạt động theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún.

Đánh giá năng lực sản xuất của chúng ta rất lớn, cơ hội tiếp cận thị trường cũng rất lớn khi chúng ta đã có 12 FTA (hiệp định thương mại tự do) và tới đây còn nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, Bộ trưởng nêu rõ, ký FTA không có nghĩa là tiếp cận được thị trường ngay mà còn nhiều hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, công nghệ ở đây phải đóng vai trò chủ chốt trong mô hình sản xuất, đặc biệt là công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì vậy, cần sự phối hợp của cả 3 bộ trong mô hình chuỗi, từ tổ chức sản xuất đến quy hoạch thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh vai trò của DN trong việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trong việc mở cửa thị trường. Ba bộ cùng làm, nhưng quan trọng là phải đưa ra khung chính sách cho các DN, trong đó có DN quy mô lớn đầu tư nông nghiệp sử dụng công nghệ để giúp người dân tham gia chuỗi này.

Theo Bộ trưởng, các bộ đang bàn xây dựng chương trình phối hợp 3 bộ để xây dựng chuỗi sản phẩm theo mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch trong đó chú trọng vai trò khoa học công nghệ, của DN để phát triển bền vững tại các thị trường, đặc biệt là các thị trường FTA mà chúng ta đang chuẩn bị khai thác.

Ngoài ra, trước băn khoăn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về việc làm sao để người dân hiểu và tham gia được vào khái niệm chuỗi sản xuất, tiêu thụ mà các bộ đang thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải thích sản xuất chuỗi hiểu đơn giản là khái niệm tổ chức vùng nguyên liệu gắn với chế biến, với tổ chức thị trường, từ khâu sản xuất cho đến bảo quản, chế biến, phân phối, nhằm đảm bảo lợi ích bền vững của các thành tố tham gia. Hiện nay cả nước đã có 846 chuỗi, áp dụng trên 0,6 triệu ha của các đối tượng sản xuất ở 63 tỉnh thành.

“Tới đây, phải tuyên truyền hơn, mở rộng áp dụng hơn, để không còn chuyện lúc cứu củ cải, lúc cứu củ hành. Mới 0,6 triệu ha trên tổng số 10 triệu ha canh tác thì còn rất nhiều việc phải làm” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Hoàng Yến

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜