【kèo nhà cái 888.com】Luật Đầu tư sẽ tập trung sửa đổi những vấn đề nào?

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:36:46
luat dau tu se tap trung sua doi nhung van de naoVì sao phải sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp?
luat dau tu se tap trung sua doi nhung van de naoSửa đổi Luật Đầu tư công: Phân cấp triệt để tạo sự chủ động, tránh lãng phí nguồn lực
luat dau tu se tap trung sua doi nhung van de naoSửa đổi Luật Đầu tư công: Chính phủ sẽ rà soát, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
luat dau tu se tap trung sua doi nhung van de naoNhiều tồn tại, vướng mắc trong thi hành Luật Đầu tư

Vẫn còn sự chồng chéo giữa các văn bản

Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, dù đã xác định mục tiêu kiểm soát về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, tuy nhiên trên thực tế, việc ban hành các ngành, nghề kinh doanh vẫn ngoài tầm kiểm soát hay chất lượng các điều kiện kinh doanh ở các văn bản pháp luật khác vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Mỗi khi có đợt rà soát lớn nào, như năm 2018 vừa qua với sức ép mạnh mẽ từ cộng đồng kinh doanh, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thì đã các bộ, ngành đều hoàn thành mục tiêu đơn giản hoá và ít nhất 50% điều kiện kinh doanh hiện có như Chính phủ giao.

Tuy nhiên, vẫn còn nguyên đó câu hỏi về tính bền vững của việc cắt giảm này, cách thức kiểm soát việc ban hành các điều kiện kinh doanh mới. Đây là vấn đề mà Luật đầu tư cần giải quyết, để tránh tình trạng cải cách điều kiện kinh doanh hiện nay như “đá ném ao bèo”.

“Thủ tục đầu tư đã có nhiều tiến bộ, cởi mở, tuy nhiên vẫn còn sự chồng chéo giữa các văn bản có liên quan với nhau, chẳng hạn: thời điểm nào đánh giá tác động môi trường (trước hay sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư); thủ tục đầu tư của Luật Đầu tư có phải được áp dụng thống nhất không, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có được quyền yêu cầu thêm các loại giấy tờ khác trong hồ sơ không?

Hay những vấn đề liên quan đến đấu giá đất, đấu thầu đất của các dự án đầu tư có yêu cầu nhà nước giao đất…. Mối quan hệ giữa Luật đầu tư với các Luật chuyên ngành khác (Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật đấu thầu …) cũng cần được bàn đến và phải được giải quyết trong Luật này.

luat dau tu se tap trung sua doi nhung van de nao
Luật Đầu tư 2014 đã tạo góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi. Ảnh: Xuân Thảo.

Cho ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư, ông Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla kiến nghị, để đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm tải cho cơ quan quản lý cũng như chi phí cho nhà đầu tư và chế độ báo cáo với cơ quan ban ngành, đối với nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thuộc trường hợp không bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đề xuất bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn

Phát biểu về những điểm mới, sẽ được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đối với Luật Đầu tư, Dự thảo sửa đổi nhiều vấn đề quan trọng như thủ tục đầu tư, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài, ngoài Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số ngành, nghề trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư có sửa đổi 23 Điều, bổ sung 1 Điều của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, sẽ sửa đổi bổ sung Điều 3 để làm rõ các khái niệm: “Đầu tư kinh doanh”, “kinh doanh, “ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, “điều kiện đầu tư kinh doanh”, “điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài”.

Cũng theo ông Quách Ngọc Tuấn, dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư đã sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 theo hướng bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn trong doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phấn vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp; Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức các nhân cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung Điều 26b để làm rõ nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất gồm: đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật đấu thầu; chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư.

Đáng chú ý, dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư cũng loại bỏ một số dự án đầu tư thuộc diện phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư, bao gồm dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên, các dự án mà điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan như dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.

Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự đầu tư thực hiện tại địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

顶: 5269踩: 3343