【nhan dinh phap】Phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:04:11 评论数:
(CMO) Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh giun sán nhất, các loại giun thường tấn công trẻ hoặc phối hợp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị nhiễm giun sán nếu không được điều trị tốt sẽ gây rối loạn tiêu hoá, chán ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về tinh thần và thể chất… Việc dự phòng bệnh giun sán giúp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, hạn chế những biến chứng của giun sán gây ra.
Ðể phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột cho trẻ, nhà trường cũng như gia đình cần hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sạch sẽ. |
Bác sĩ Bùi Kim Ðắng, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Bệnh giun, sán là do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Thường biểu hiện nhẹ không có triệu chứng, nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng nặng. Hiện nay, nhiễm sán ở trẻ em rất ít gặp, thường gặp nhất là nhiễm giun kim”.
Trẻ có thể bị nhiễm giun kim ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, mật độ dân cư đông, trẻ em ở mẫu giáo, nhà trẻ; bệnh mang tính chất gia đình vì trứng giun được phát tán qua gãi hậu môn, giũ chăn chiếu, quần áo. Trứng giun bay ngoài không khí và hiện diện ở bàn học, sàn nhà, chăn chiếu, dụng cụ học tập, đồ chơi. Khi bị nhiễm giun kim, thông thường trẻ thường bị khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn, âm hộ.
Bác sĩ Bùi Kim Ðắng lưu ý: “Ðể phòng ngừa và điều trị nhiễm giun kim cho trẻ em, các bậc cha mẹ cần chú ý là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống cẩn thận. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ… Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không để trẻ đi chân đất. Quần áo của trẻ mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun”.
Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Ðối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất. Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi. Nếu trong nhà có 1 người bị nhiễm giun, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp.
Ðể bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Ðồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hoá./.
Quỳnh Anh