【ket qua genoa】Mỹ áp dụng tiêu chuẩn “kép” trong chính sách hai bờ Eo biển Đài Loan

my ap dung tieu chuan kep trong chinh sach hai bo eo bien dai loan

Bà Thái Anh Văn - người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính quyền Đài Loan.

Những người ủng hộ phe “màu Lam” (chính trường Đài Loan từ lâu đã hình thành hai liên minh thế lực chủ chốt là phe màu Lam do Quốc dân đảng- KMT- đứng đầu và phe màu Lục do DPP đứng đầu) một lần nữa buộc phải trao quyền chấp chính cho đảng DPP đối lập trong tâm trạng đau thương bi thảm. Thế nhưng,képket qua genoa với nhiều cử tri Đài Loan mang quan điểm trung lập, các chính đảng thay nhau lên nắm quyền là trạng thái bình thường của một nền chính trị dân chủ.

Có điều ở phía bên kia Thái Bình Dương, người Mỹ đặc biệt quan tâm đến bầu cử tại Đài Loan, cũng đặc biệt quan tâm đến tình hình Eo biển Đài Loan sau bầu cử. Trước khi bầu cử, bà Thái Anh Văn đã sang Mỹ để thương thảo, và quan điểm “duy trì hiện trạng” dưới thể chế hiến chính của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được bà Thái Anh Văn đưa ra trong xử lý quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan đã được Mỹ chấp nhận. Do vậy, nếu như trong thời gian tới, sau khi DPP lên nắm quyền, Đài Loan tiếp tục đi theo con đường cũ của cựu Tổng thống Trần Thủy Biển (người của DPP), Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm không thể thoái thác. Cùng lúc, Washington cũng đặc biệt quan tâm dõi theo mọi động thái của Bắc Kinh, trong đó đặc biệt chú ý thái độ và phản ứng của Bắc Kinh khi Thái Anh Văn giành thắng lợi trong bầu cử và khả năng Bắc Kinh đưa ra hành động để thị uy.

Trên thực tế, giữa thời điểm nhạy cảm trước khi bầu cử tại Đài Loan, bốn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong một diễn đàn liên quan đều kiến nghị, khi DPP quay lại nắm quyền tại Đài Loan cần phải nỗ lực tìm kiếm và thiết lập kênh trao đổi cấp cao nhất với Bắc Kinh. Trước khi Chính quyền mới của DPP lên nắm quyền tại Đài Loan, Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc cần thông qua phương thức “ba nhóm hai bên” (Mỹ-Trung, Mỹ-Đài và Trung-Đài) để tiến hành trao đổi thường xuyên, giữ ổn định tình hình hai bờ Eo biển Đài Loan, tránh khơi dậy đối kháng dân tộc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người vừa rời nhiệm sở năm 2015, bày tỏ hi vọng Chính quyền mới của Đài Loan sau bầu cử không vứt bỏ một số mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được, cũng như những tiến triển tốt đẹp trong thương lượng vừa phải giữa hai bờ. Điều này có lợi cho ổn định Eo biển Đài Loan và cả khu vực, cũng giúp Mỹ tránh rơi vào tình trạng khó xử trong thực hiện nghĩa vụ với Đài Loan.

Chưa hết, ngay sau bầu cử tại Đài Loan, Chính quyền Obama đã lần lượt phái Thứ trưởng Ngoại giao Bulin Ken và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Bill Burns lần lượt đến Bắc Kinh và Đài Bắc, truyền đạt thông điệp: Mỹ mong muốn quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan ổn định, hi vọng Bắc Kinh tích cực đối thoại với chính quyền mới của Đài Loan. Đương nhiên, DPP biết rõ những rủi ro sau bầu cử, Thái Anh Văn cũng đã nhấn mạnh hai bờ cần “trao đổi, trao đổi hơn nữa”, nhưng vấn đề là Bắc Kinh có sẵn sàng trao đổi hay không.

Từ những phân tích trên có thể thấy rõ, khi bà Thái Anh Văn của DPP giành thắng lợi trong bầu cử và lên nắm quyền tại Đài Loan, nếu như Bắc Kinh tức thời đưa ra hành động phản đối khiến tình hình Eo biển Đài Loan căng thẳng, hiển nhiên đây là điều Mỹ không mong muốn. Duy trì hòa bình, ổn định tại Eo biển Đài Loan phù hợp với lợi ích của ba bên Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Có điều, nếu hai bờ Eo biển Đài Loan tự chủ động cùng ngồi vào bàn đàm phán, có lẽ không cần Mỹ phải bận tâm, nhưng như vậy chưa hẳn đã là điều Mỹ mong muốn.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
下一篇:Sóc Bom Bo