TrangWashington Postcủa Mỹ đã có bài viết đánh giá về vắc xin Sputnik V của Nga với tiêu đề “Có phải chúng ta đánh giá thấp vắc xin của Nga?áoMỹkhenngợnhận định bóng đá giao hữu hôm nay”.
Parsa Namaki, Con trai Bộ trưởng Y tế Iran, chờ tiêm vắc xin Sputnik V
Cách đây không lâu, thông tin về vắc xin Covid-19 do Nga sản xuất từng gây ra sự chế giễu. Nga đã phê duyệt Sputnik V mà không chờ đủ các bước thử nghiệm truyền thống. Nhiều người dân Nga cũng e ngại việc tiêm phòng khi vắc xin sẵn sàng vào tháng 12.
Nhưng giờ đây, Sputnik V - được đặt theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới giúp Liên Xô vượt qua Mỹ trong cuộc chạy đua không gian - là một câu chuyện thành công trên toàn cầu.
Tạp chí y khoa uy tín của Anh, Lancet, đánh giá vắc xin Sputnik V có hiệu quả 91,6% trong 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và 91,8% đối với những người trên 60 tuổi, ngang hàng với vắc xin Pfizer - BioNTech và Moderna.
Tới giữa tháng 2, hơn một chục quốc gia đã phê duyệt Sputnik V và con số tiếp tục tăng sau nhận định của Lancet. Hiện 50 quốc gia đã đặt mua vắc xin của Nga.
Sputnik V rẻ hơn đáng kể so với các vắc xin phương Tây. Ngoài ra, dược phẩm này không yêu cầu hệ thống lưu trữ siêu lạnh như Pfizer khiến việc phân phối vắc xin ở các nước đang phát triển gặp khó khăn.
Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga thuộc Nhà nước, đứng sau sự phát triển và phân phối ra quốc tế của Sputnik V.
Và đó có thể là một chiến thắng quyền lực mềm cho Điện Kremlin. “Điều này nói lên chất lượng và tính chính trực của doanh nghiệp khoa học ở Nga, thứ mà rất nhiều người chê bai”, Stephen Morrison, Giám đốc Trung tâm Chính sách Y tế Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định.
Thành tựu này xuất phát từ chiến lược nghiên cứu quốc gia do Tổng thống Vladimir Putin thực hiện trong những năm gần đây, bao gồm các khoản đầu tư vào các trường đại học và phòng thí nghiệm.
Ảnh minh họa: EPR
Ở nhiều châu lục, các chính phủ đã chuyển sang lựa chọn Sputnik V. Iran đã tiêm vắc xin Nga cho nhân viên y tế. Nước này là một trong những nơi bùng phát đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất ở Trung Đông.
Nga cũng đồng ý để Iran bắt đầu sản xuất vắc xin vào tháng 4. Sputnik V cũng sẽ được sản xuất hàng loạt ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Hàn Quốc, trong khi Nga cam kết tiêm chủng miễn phí cho toàn bộ người dân.
Sáu quốc gia ở Mỹ La tinh, đầu tiên là Argentina, đã phân phối vắc xin Nga cho người dân. Hugo Lopez-Gatell, người phát ngôn của chính phủ Mexico, thông tin: “Vắc xin Sputnik V có hiệu quả chống lại Covid-19 lên tới 92%. Dược phẩm này an toàn và hiệu quả ở người cao tuổi”. Tháng 1, Mexico thông báo mua 24 triệu liều Sputnik V.
Có lẽ ý nghĩa lớn nhất - ít nhất về mặt địa chính trị - là sự phân phối vắc xin Nga ở châu Âu. Do thiếu hụt sản xuất và khó khăn trong việc mua, các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) đã tụt hậu trong nỗ lực tiêm chủng so với Mỹ và Anh. Hungary đã phê duyệt Sputnik V và nhận được 40.000 liều vắc xin.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng cho biết bà sẽ hoan nghênh vắc xin Nga trong khối miễn là Sputnik V được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý của EU.
An Yên(Theo Washington Post)
Nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 miễn phí ở Việt Nam
Ngày 26/2, Chính Phủ ban hành Nghị quyết 21 về vấn đề mua và sử dụng vắc xin Covid-19, trong đó có quy định về các đối tượng, địa bàn được ưu tiên tiêm và miễn phí.