当前位置:首页 > Thể thao

【thứ hạng của vô địch hy lạp】Lương hưu người cao nhất cả nước gấp 60 lần lương cơ sở

Ông P.P.N.T. ở TPHCM đang là người có mức lương hưu cao nhất cả nước. Sau khi mức lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 15% từ 1/7/2024,ươnghưungườicaonhấtcảnướcgấplầnlươngcơsởthứ hạng của vô địch hy lạp mức lương hưu của ông tăng từ 124 triệu lên 140 triệu đồng/tháng.

Mức lương hưu hiện nay của ông P.P.N.T. cao gấp 60 lần so với người hưởng lương hưu bằng lương cơ sở với 2,34 triệu đồng/tháng.

Sở dĩ, mức lương hưu của ông P.P.N.T. cao là do giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế (không bị giới hạn mức trần như quy định hiện hành), còn mức đóng BHXH bình quân của ông T. có những thời điểm hơn 200 triệu đồng/tháng nên mức lương hưu của ông được tính cao như vậy.

phat luong huu (12).jpg Ảnh Chí Hiếu
Lương hưu liên tiếp được điều chỉnh, đảm bảo mức sống cho người lao động khi về già. Ảnh minh họa: Chí Hiếu.

Kể từ khi Luật BHXH 2006 có hiệu lực, quy định mức trần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở thì việc người đóng BHXH bắt buộc có thể nhận mức lương hưu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng đã không còn.

Cụ thể, lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng, với mức đóng trần bằng 20 tháng lương cơ sở thì mức đóng cao nhất chỉ là 46,8 triệu đồng mỗi tháng. Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng BHXH với mức cao nhất cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, đảm bảo thời gian đóng BHXH hưởng mức tối đa 75% lương hưu (lao động nữ đóng đủ 30, lao động nam 35 năm) thì sẽ không còn người hưởng lương hưu chênh lệch quá lớn so với người hưởng lương hưu thấp.

Tính lương hưu theo cả quá trình đóng BHXH là phù hợp

Theo BHXH Việt Nam, việc quy định về mức trần lương tính đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở sẽ tạo ra mặt bằng chung với khoảng cách không quá lớn giữa những người nhận lương hưu; nếu tham gia mức tối đa trong thời gian dài vẫn đảm bảo có lương hưu cao.

Cùng với việc điều chỉnh mức trần đóng BHXH không quá 20 lần mức lương cơ sở, việc điều chỉnh cách tính lương hưu (từ tính bình quân 5 năm cuối lên tính cả quá trình đóng BHXH) là phù hợp với chính sách cải cách tiền lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đặc biệt, với việc mức lương khu vực Nhà nước đã được nâng lên, việc tính cả quá trình theo Luật BHXH mới 2024 là phù hợp.

Việc quy định mức lương hưu được tính trên cơ sở tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ quá trình đóng là phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng.

Lương hưu liên tiếp được điều chỉnh

Với việc lương hưu sẽ tiếp tục được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH, mức lương hưu sẽ đảm bảo mức sống cho người lao động khi về già.

Từ năm năm 1995 đến hết 2023, Việt Nam đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Từ 1/7/2024, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp.

Mức điều chỉnh này gần gấp 2 lần mức điều chỉnh tăng bình quân của giai đoạn 2013-2023, cao hơn nhiều so với tổng mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Năm 2023, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng là 3,25%, tăng trưởng kinh tế 5,05%, ước năm 2024 CPI từ 4%-4,5%, GDP từ 6%-6,5%.

Đây là sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cân đối nguồn lực, nhằm cải thiện mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trên cơ sở phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ BHXH.

分享到: