(VTC News) - Hội thảo mang chất dẫn đường về học thuật,ộithảokhoahọcquốcgiavềkinhtếchínhtrịxỉu hay xĩu đóng góp thực tế vào quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn trong xây dựng đất nước.Ngày 26/10, tại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra hội thảo quốc gia “Khoa học kinh tế chính trị: Những vấn đề đương đại”. Đây là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội, các nhà quản trị thảo luận, trao đổi về những vấn đề kinh tế chính trị đương đại có tính toàn cầu. Theo PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), kinh tế chính trị đã và đang khẳng định vai trò là lĩnh vực khoa học chủ đạo, được nghiên cứu và giảng dạy rộng rãi trên toàn cầu. Qua nhiều năm, ngành này không ngừng phát triển, trở nên đa chiều, tiếp cận những vấn đề nổi cộm của thế giới đương đại như bất bình đẳng, tái phân phối, phát triển bền vững, toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, và các chính sách kinh tế - môi trường. Những biến chuyển liên tục của tình hình kinh tế, chính trị, và xã hội đòi hỏi khoa học kinh tế chính trị phải không ngừng đổi mới, cập nhật để theo kịp xu thế phát triển của thế giới và đóng góp hiệu quả cho công tác lý luận. "Kinh tế chính trị học ở Việt Nam có những đóng góp quan trọng về lý luận, làm nền tảng cho các quyết sách của Đảng và nhà nước, góp phần vào thành tựu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên những mối liên hệ và đứt gãy giữa tính liên tục, kế thừa truyền thống với tính mới đòi hỏi phải tăng cường đối thoại khoa học về các vấn đề đương đại và truyền thống, tạo không gian thảo luận cởi mở làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển của khoa học kinh tế chính trị tại Việt Nam", PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh. Hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề kinh tế chính trị đương đại tại Việt Nam. Đây là một phần quan trọng, phản ánh sự phát triển nhanh chóng và những thách thức mà kinh tế chính trị Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập toàn cầu, những tác động của trật tự thế giới mới tới kinh tế chính trị Việt Nam nói chung và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam nói riêng. Những vấn đề như cải cách kinh tế, chính sách phát triển xanh và bền vững ở Việt Nam, quản lý tài nguyên và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, bất bình đẳng kinh tế... cũng được các diễn giả bàn luận sâu sắc. PGS.TS Nguyễn Trúc Lê kỳ vọng, thông qua hội thảo sẽ có nhiều ý tưởng mới được phát triển, bổ sung thêm luận cứ khoa học và thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao vị thế đất nước, duy trì bản sắc dân tộc, góp phần giúp Việt Nam thành công hơn nữa trong việc phục hồi kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Kim Nhung |