当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá burnley】5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023

Kiểm soát lạm phát: Xác định rõ nguyên nhân để “chữa bệnh” hiệu quả Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,áplựcvớimụctiêukiểmsoátlạmpháttrongnăkết quả bóng đá burnley kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá – Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Năm 2022, nhiều nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kỷ lục. Tuy vậy, Việt Nam vẫn kiểm soát thành công lạm phát với mức tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn mục tiêu khoảng 4% Quốc hội đặt ra. Bà đánh giá sao về kết quả này?

Năm 2022, thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao kỷ lục. Tại Mỹ, lạm phát đã từng lên mức 9,1% vào tháng 6, mức cao nhất kể từ năm 1981, sau đó đã có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao khi lạm phát tháng 11 đạt 7,1% do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục nâng lãi suất, thực hiện chính sách thắt chắt tiền tệ. Lạm phát của khu vực châu Âu cũng đã leo lên mức hai con số với 10,7% vào tháng 10 và 11,1% vào tháng 11. Tại Châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%...

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023

Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn mục tiêu khoảng 4% Quốc hội đặt ra. Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát năm 2022 trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động khó lường do một số nguyên nhân chính như: Việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm của Việt Nam luôn được bảo đảm. Thời gian vừa qua, thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, đặc biệt khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina xảy ra. Nhưng nguồn cung trong nước với các nhóm hàng này dồi dào, không những đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần thúc đẩy xuất khẩu nên giá lương thực, thực phẩm khá ổn định.

Cùng với đó, một số mặt hàng do nhà nước quản lý được giữ giá ổn định trong năm 2022. Cụ thể, trong năm học 2021-2022, nhiều địa phương đã miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch. Đối với giá dịch vụ y tế, nếu thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng lộ trình thì năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ các loại chi phí theo quy định của pháp luật về giá. Nhưng để chia sẻ khó khăn với người dân, việc điều chỉnh này đến nay chưa hoàn thành. Thêm vào đó, giá điện của EVN gần 4 năm qua cũng chưa tăng giá mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã ở mức rất cao. Đặc biệt, thành công trong kiểm soát lạm phát trong năm 2022 còn do có sự điều hành sát sao, kịp thời và quyết liệt của Chính phủ trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới tăng cao.

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023
Việt Nam đã kiểm soát lạm phát thành công trong năm 2022

Mặc dù thành công trong kiểm soát lạm phát trong năm 2022, nhưngđể kiểm soátlạm phát khoảng4,5% trong năm 2023 nhưmục tiêu Quốc hội đề ra có phải là thách thức đối với Việt Nam, thưa bà?

Lạm phát mục tiêu 4,5% trong năm 2023 là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam do có một số yếu tố sẽ tạo áp lực cho lạm phát năm sau: Một là, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong năm 2023.

Các tổ chức quốc tế dự báo, lạm phát thế giới đã đạt đỉnh trong năm 2022, lạm phát năm 2023 sẽ giảm nhưng vẫn ở mức cao, tiếp tục là rủi ro lớn nhất với nhiều nền kinh tế. Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, do đó mọi biến động của thế giới sẽ tác động nhanh tới kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, việc Trung Quốc gỡ bỏ chính sách Zero-Covid sẽ gia tăng nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu sản xuất, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, đẩy giá cả trên thế giới tăng lên, gây áp lực lên lạm phát toàn cầu.

Hai là, Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất năm 2022 tăng 6,79% so với năm 2021, là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua và chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 8,56%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 trong khi hơn 90% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu tư liệu sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.

Ba là, thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý sẽ tác động mạnh tới CPI. Trong đó, giáo dục và y tế là hai nhóm chiếm quyền số gần 12% trong rổ hàng hóa tính CPI nên nếu học phí và dịch vụ khám chữa bệnh được điều chỉnh giá theo lộ trình sẽ tác động tới CPI trong năm 2023. Giá điện sinh hoạt của EVN cũng có thể tăng giá trong năm tới, khi chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm, điều này cũng sẽ tạo áp lực lên lạm phát.

5 áp lực với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% trong năm 2023
Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%

Bốn là, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm 2023 như chính sách giảm thuế VAT sẽ khiến giá hàng hóa tăng trở lại. Ngoài ra, việc tăng lương từ 1/7/2023 có khả năng kéo giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên theo.

Năm là, áp lực cầu kéo từ các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Bên cạnh những thách thứcđã nêu, theo bà đâu sẽ là dư địa, giải phápđể Việt Nam kiềm chế tốc độ tăng giá, kiểm soát lạm phát thành côngnăm 2023?

Bên cạnh những thách thức thì cũng có một số yếu tố giúp kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2023 như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2023 sẽ kiềm chế tốc độ tăng của giá xăng dầu. Cùng với đó là sự quyết tâm, kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, để kiểm soát thành công lạm phát năm 2023 theo mục tiêu Quốc hội đề ra, theo tôi cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau: Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp giảm thuế để chia sẻ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn giá xăng dầu tăng cao. Cùng với đó, cần kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu. Đặc biệt, việc điều chỉnh giá các hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý trong năm 2023 cần được xem xét điều chỉnh vào các thời điểm thích hợp với mức độ hợp lý.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng đồng bộ, thận trọng, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

分享到: