发布时间:2025-01-25 11:38:36 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Hàn Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong việc tiêu thụ các sản phẩm gỗ và đồ gỗ. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 500 triệu USD và mức độ tăng trưởng kim ngạch mỗi năm bình quân gần 30%.
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm và Trần Lê Huy của Vifores, trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, dăm gỗ, ghế gỗ, gỗ dán là nhóm các sản phẩm đem lại giá trị xuất khẩu cao nhất; trong đó kim ngạch từ dăm gỗ chiếm tỉ trọng 30- 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc.
Sản phẩm dăm gỗ của Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ gỗ keo có nguồn gốc từ rừng trồng của các hộ, với độ rủi ro thấp. Nói cách khác, dăm gỗ là sản phẩm xuất khẩu có độ an toàn cao về mặt pháp lý.
Các mặt hàng gỗ dán, đồ gỗ ngoài trời, nội thất nhà bếp là các nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt tương đối cao, ở mức 50- 80 triệu USD/năm. Các sản phẩm này được làm từ nhiều loài gỗ đa dạng, có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước, gỗ rừng trồng nhập khẩu và gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền- Tổng thư ký Vifores, hiện nay môi trường chính sách có liên quan đến quản trị rừng nói chung và tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nói riêng đang có nhiều thay đổi, cả ở phía đầu Việt Nam là nguồn cung của các sản phẩm gỗ và ở các nước tiêu thụ các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Các phái đoàn thuộc các cơ quan quản lý của Hàn Quốc đã tiếp xúc làm việc với Bộ Tư pháp và Bộ Lâm nghiệp của Hoa Kỳ để tìm hiểu về cơ chế vận hành của Đạo luật Lacey. Các phái đoàn này cũng đã có những tiếp xúc với các cơ quan thực thi EUTR của EU, đồng thời cũng đã có những trao đổi giữa các cơ quan này và các cơ quan tương tự của Nhật Bản.
Với những động thái này, "Có thể trong tương lai không xa, Hàn Quốc sẽ đưa ra những cơ chế chặt chẽ tương tự như những cơ chế đang được thực hiện tại Hoa Kỳ, EU và các nước khác trong việc quy định tính hợp pháp của gỗ tiêu thụ tại thị trường này. Nếu điều này được thực hiện, các doanh nghiệp của Việt Nam khi tham gia thị trường Hàn Quốc cần phải tuân thủ những quy định mới này"- ông Quyền khuyến cáo.
Vì vậy, để xuất khẩu gỗ vào thị trường này ổn định và bền vững, theo khuyến nghị của Vifores, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần phát huy việc duy trì và mở rộng thị trường tại quốc gia này, và một trong những bước đi quan trọng là chủ động tham gia thị trường và hội nhập. Chủ động tham gia bao gồm cả việc loại bỏ hoàn toàn các rủi ro trong các sản phẩm xuất khẩu, và các rủi ro có liên quan đến nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào.
Khi doanh nghiệp làm tốt được điều này không những tạo cơ hội phát triển thị trường tại Hàn Quốc, mà còn trực tiếp xây dựng thương hiệu và hình ảnh tích cực, thân thiện với môi trường cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong tương lai./.
Khánh Linh
相关文章
随便看看