发布时间:2025-01-10 10:11:01 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Ở huyện Châu Thành A,đnhchnhschnỗlựcvươhạng 2 anh hôm nay nhiều thương bệnh binh, người có công đã trở thành điển hình trong làm kinh tế, hết lòng với công tác thiện nguyện ở địa phương.
Ông Bá (phải) giờ đã có cuộc sống ổn định.
Trở về quê hương sau ngày hòa bình với hai bàn tay trắng, gia đình ông Nguyễn Văn Bá, ở ấp 4A, xã Tân Hòa, đã phải trải qua nhiều khó khăn để có được cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Thời chiến, ông đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình. Sau mỗi trận đánh với quân thù, trên thân thể ông vết thương lại nhiều thêm. Ngày trở về, ông Bá được công nhận là thương binh hạng 3/4. Quyết tâm phải có cuộc sống ấm no khi đất nước tự do, nhưng sức khỏe không cho phép làm việc nặng, nên vợ ông phải đỡ đần phần nhiều công việc.
Ông Bá chia sẻ: “Lúc về địa phương, tôi cứ tâm niệm là ráng làm thiệt nhiều để nuôi vợ con. Hồi đó, nghèo lắm, kiếm cái ăn đã khó, chứ không dám mơ chuyện giàu sang đâu. Tôi với vợ cũng trồng trọt đủ thứ cây trên mảnh đất của mình, cũng đã có lúc thất bại, nhưng tôi nói với vợ, lúc chiến tranh, sống giữa mưa bom bão đạn còn không sợ, thì vài lần làm ăn thất bại cũng không sợ, vậy là tiếp tục đứng lên làm tiếp…”.
Rồi ông gắn bó với cây quýt trong một dịp tình cờ. Nhân tham quan, thấy một vài hộ trồng quýt ở địa phương cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã trồng thử nghiệm trên diện tích vườn nhà và bước đầu cho thu hoạch khả quan. Nhờ cố gắng, nỗ lực và học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng quýt trước, ông Bá đã trúng liền mấy mùa quýt, thu về hàng trăm triệu đồng. Cùng với số tiền tích góp có được từ trồng lúa, hai vợ chồng ông cất được căn nhà khang trang, cuộc sống ngày một ổn định hơn. Bây giờ, ông Bá cũng đã “lên chức” ông chủ, khi xây dựng và quản lý cây xăng mang tên Nguyễn Bá, ở ấp 4A. Khi hỏi điều gì đã cho ông sức mạnh vượt qua biết bao khó khăn, ông cười nói: “Tôi tin nếu bản thân mình cố gắng là sẽ có ngày thành công và cũng nhờ sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền địa phương mà gia đình tôi có được như hôm nay. Tôi thấy vui và mãn nguyện với cuộc sống hiện tại”.
Khi cuộc sống đã ổn định, vợ chồng ông Bá lại chia sẻ những khó khăn với những người nghèo. Nói về ông Bá, ông Võ Văn Kiệt, cán bộ văn hóa - thương binh, xã hội xã Tân Hòa, cho biết: “Ở địa phương phát động phong trào hay có cuộc vận động gì là ông Bá luôn thực hiện trước tiên. Vợ chồng ông cũng hay giúp đỡ người nghèo lắm, tấm lòng của ông được bà con ở đây biết đến và ghi nhận”.
Cũng tại xã Tân Hòa, bà Bùi Thị Nho, ở ấp 3B, cũng là một gia đình chính sách tiêu biểu. Chồng hy sinh năm 1968, thì chỉ hơn nửa tháng sau đến lượt bà bị thương ở chân. Ôm đứa con chỉ mới hơn 2 tuổi trên đôi chân thương tật giữa thời buổi đạn bom, thật khó khăn với bà Nho. Bà không sợ cho thân mình, nhưng lại lo nhiều cho đứa con nhỏ chưa dứt sữa mẹ. Sau ngày đó, bà cùng nhiều phụ nữ địa phương tham gia giúp đỡ cách mạng. Đã có những lúc rơi vào tay giặc, nhưng bà không khuất phục, chính tấm gương anh dũng của chồng đã giúp bà vượt qua tất cả. Đất nước thống nhất, cầm trên tay giấy chứng nhận thương binh 3/4, bà gầy dựng lại cuộc sống, lại nuôi con từ mảnh vườn toàn cây tạp, miếng ruộng khô cằn…
Giờ đây, ở cái tuổi bên nửa kia của cuộc đời, bà vẫn là người có nhiều đóng góp cho địa phương. Tuy kinh tế không khá giả như mọi người, nhưng với tấm lòng tốt bụng, bà đã tặng hơn 600m2 đất của gia đình để xây Trường Tiểu học Ngô Quyền, ở ấp 5B, xã Tân Hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho các em nhỏ được đến trường dễ dàng hơn. Bà Nho chia sẻ: “Mình không có tiền nhiều thì góp đất, làm được gì cho xã hội, địa phương phát triển thì làm. Hồi đó, chiến tranh loạn lạc mình không được đi học nhiều, nên giờ hòa bình, thấy con cháu được đi học là mừng lắm. Tôi hiến đất xong không có tiếc gì hết, thấy trường xây lên, học sinh có chỗ học hành đàng hoàng, tôi mừng trong bụng”.
Vậy là gần cả cuộc đời của mình, bà Nho đều cống hiến, đóng góp cho quê hương. Chia sẻ về bà Nho, ông Phạm Văn Tươi, hộ gia đình sống gần Trường Tiểu học Ngô Quyền, nói: “Bây giờ, đất đai người ta quý lắm, nhưng bà Nho không có suy tính, đòi hỏi gì khi hiến đất. Chúng tôi ngưỡng mộ tấm lòng nhân ái, hết lòng vì mọi người của bà. Ở đây, nhắc đến bà ai cũng quý mến hết”…
Những gia đình như bà Nho, ông Bá đã góp phần làm đẹp quê hương, là tấm gương điển hình để địa phương nhân rộng. Đáp lại tấm lòng đó, những hoạt động tri ân của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện Châu Thành A thời gian qua luôn được làm tốt. Những chuyến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, những sự hỗ trợ kịp thời về nhà ở, công ăn việc làm được tổ chức đã giúp cuộc sống của những người có công ổn định hơn.
Ông Phan Vũ Cường, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Hiện tại, đơn vị đang chuẩn bị kế hoạch thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Đồng thời, tiếp tục vận động xã hội hóa để hỗ trợ đột xuất cho các gia đình chính sách gặp khó khăn. Ngoài ra, ưu tiên tạo công ăn việc làm, dạy nghề cho con em gia đình chính sách cũng được chú trọng, với mục tiêu cuối cùng là đời sống các gia đình chính sách ngày một được cải thiện tốt hơn”.
Trên địa bàn huyện Châu Thành A có trên 2.384 đối tượng chính sách, trong đó có 1.003 đối tượng được trợ cấp hàng tháng với số tiền hơn 1,3 tỉ đồng. Đến cuối năm 2015, 99,9% các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Châu Thành A đều có mức sống từ trung bình trở lên. Trong đó, có hơn 60% hộ khá, giàu. Từ đầu năm đến nay, địa phương đã vận động xây dựng được 7 căn nhà từ nguồn xã hội hóa, tổng trị giá 245 triệu đồng, mở 7 lớp dạy kỹ thuật nông nghiệp và phi nông nghiệp cho các hộ gia đình chính sách… |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
相关文章
随便看看