当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tỷ le keo】Thị trường bất động sản: Niềm tin mất đi có dễ lấy lại?

Khi khách phải hàng tự cứu mình

Câu chuyện “hot” nhất trên thị trường bất động sản mấy ngày qua là việc khách hàng dự án Usilk City sẽ thay chủ đầu tư trở thành người kiểm soát dòng tiền đổ vào dự án này.

Hai năm qua dự án Usilk City (Khu đô thị Văn Khê – Hà Nội) của Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long được biết đến như một thảm họa về chậm tiến độ,ịtrườngbấtđộngsảnNiềmtinmấtđicódễlấylạtỷ le keo mà nguyên do được cho là chủ dự án đã mang tiền của khách hàng dự án này đổ sang các dự án khác. Sau nhiều lần khiếu kiện ầm ĩ, hàng chục cuộc họp tìm giải pháp “cứu” dự án giữa chủ đầu tư và khách hàng, cuối cùng hai bên cũng đã thống nhất một phương án được xem là chưa từng có trên thị trường bất động sản.

Đó là thay vì nộp trực tiếp cho chủ đầu tư như trước, thì nay khách hàng sẽ đóng trực tiếp vào ngân hàng và ngân hàng sẽ đứng ra như một bộ phận quản lý tài chính cho khách hàng. Để giải ngân khoản tiền này, tổ giám sát của nhóm khách hàng sẽ cùng ngân hàng kiểm tra tiến độ thi công trên thực tế cũng như theo hồ sơ báo cáo của nhà thầu.

Doanh nghiệp bất động sản phải làm ăn nghiêm túc hơn. Ảnh: HT

Nhiều khả năng dự án Usilk City sẽ được hoàn thành trong năm nay. Nhưng đằng sau phi vụ giải cứu “vô tiền khoáng hậu” này cho thấy tồn tại một vấn đề nghiêm trọng hơn, được xem như “tử huyệt” của thị trường bất động sản hiện nay, đó là mất niềm tin.

Câu chuyện tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng ở Usilk City chỉ là một ví dụ điển hình về nhiều vụ việc khác trong thời gian qua. Đã có nhiều cuộc phản đối tập thể của khách hàng với chủ đầu tư đòi lại tiền đặt cọc như dự án Hanoi Times Tower, Hesco Văn Quán, CT1 Vân Canh….

Lấy lại niềm tin bằng cách nào?

Cái giá của việc đánh mất niềm tin đã thấy rõ. Giá trị hàng tồn kho bất động sản hiện nay lên đến 108 nghìn tỷ đồng. Giá cả trên hầu hết các phân khúc của thị trường đều bị kéo giảm nhưng khách hàng vẫn thờ ơ.

Không bán được sản phẩm, nhiều dự án dở dang và chủ đầu tư trở thành con nợ trên đống tài sản của mình.

Khó khăn của thị trường bất động sản còn gây hệ lụy cho nhiều lĩnh vực khác như: Sản xuất vật liệu xây dựng, nợ xấu ngân hàng tăng cao…

Việc lấy lại niềm tin của khách hàng là việc cần làm ngay của doanh nghiệp bất động sản. Nhưng đây là một chặng đường khó khăn, bởi sau nhiều bài học cay đắng, khách hàng hiện nay đã trở nên “cảnh giác” hơn.

Nhưng làm sao để lấy lại được niềm tin của khách hàng? Câu trả lời quả thật không dễ trả lời, khi không ít các dự án bất động sản hiện trong tình cảnh "sống cũng dở, mà chết cũng chẳng xong"!

Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư dự án cũng đang nỗ lực gây dựng lại niềm tin từ khách hàng bằng việc bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình, minh bạch mọi thông tin về dự án, năng lực tài chính...

Chẳng hạn, chủ đầu tư dự án Cao ốc Hưng Phát (TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra cam kết trong hợp đồng sẽ bàn giao căn hộ này trong quý 2/2014. Nếu đến thời điểm đó mà không thực hiện bàn giao cho khách hàng thì chủ đầu tư sẽ chịu phạt trên tổng số tiền khách hàng đã thanh toán với lãi suất 25%/năm tính từ cuối quý 3/2014. Số tiền này sẽ được thanh toán kế tiếp khi khách hàng nhận bàn giao nhà. Nếu thời gian bàn giao căn hộ trễ quá 6 tháng, khách hàng được quyền trả lại căn hộ và nhận lại số tiền đã thanh toán cùng tiền phạt do chậm tiến độ bàn giao nhà.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dám nói và dám làm như vậy. Bởi đa phần năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn tín dụng, vốn huy động của khách hàng.

Do vậy, để lấy lại niềm tin trên thị trường bất động sản ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, thì rất cần sự vào cuộc hơn nữa của Chính phủ. Ngoài các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tự cứu mình, thì cần thiết cũng phải sử dụng các giải pháp mạnh tay để tạo dựng lại sự minh bạch cho thị trường này. Đồng thời, có thể lôi kéo được càng nhiều hơn những doanh nghiệp, những chủ đầu tư "lỡ bước" có cơ hội "quay đầu là bờ"./.

Trung Ninh

分享到: