您的当前位置:首页 > La liga > 【vietnam vs iran 4-1】Sẽ có khung pháp lý để quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường thủy 正文

【vietnam vs iran 4-1】Sẽ có khung pháp lý để quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường thủy

时间:2025-01-11 03:03:04 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Tới đây sẽ có Nghị định cảu Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác TS hạ tầng giao thôn vietnam vs iran 4-1

giao thông đường thủy

Tới đây sẽ có Nghị định cảu Chính phủ quy định việc quản lý,ẽcókhungpháplýđểquảnlýtàisảnhạtầnggiaothôngđườngthủvietnam vs iran 4-1 sử dụng, khai thác TS hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Ảnh minh họa

Nhiều bất cập

Trong những năm qua, Nhà nước và nhân dân đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển TS kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và giao thông đường thủy nội địa nói riêng. Nhờ đó, TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có những bước phát triển đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Nguồn lực đầu tư phát triển TS kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng, ngoài nguồn lực của Nhà nước còn có sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, điển hình là đầu tư xây dựng các công trình cảng, bến thủy nội địa.

Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng TS này mới chỉ thông qua các văn bản pháp luật chuyên ngành và cũng mới chỉ quy định một số nội dung liên quan đến TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, mà chưa quy định cụ thể đối tượng quản lý, đối tượng sử dụng và khai thác liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quản lý tài sản...

Đồng thời, chưa có khung pháp lý để triển khai áp dụng các phương thức khai thác tiên tiến có hiệu quả đối với loại TS kết cấu hạ tầng này. Theo đó, công tác quản lý chưa theo kịp thực tiễn; thiếu cơ chế xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này.

Hơn nữa, việc quản lý, bảo trì TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hiện nay chủ yếu theo khối lượng thực hiện mà chưa bảo trì theo chất lượng. Những quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý luồng tuyến, cảng, bến thủy nội địa chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng, một số địa phương mong muốn đưa tuyến sông, kênh thuộc địa phương lên thành đường thủy nội địa quốc gia để nhận sự đầu tư, duy tu, bảo trì của trung ương, sau đó nhận được sự ủy quyền quản lý, ngược lại có tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tính liên vùng cần được thống nhất quản lý ở trung ương thì địa phương lại đề nghị được ủy quyền cho địa phương quản lý.

Sẽ phân loại TS kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để quản lý

Hiện tại, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm 41 Điều, được kết cấu thành 6 Chương. Theo đó, tới đây sẽ thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mọi TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý và đối tượng sử dụng, kinh doanh; được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc sử dụng, khai thác, bảo trì loại TS này từng bước thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hoá, phát triển nguồn lực của TS.

Việc quản lý, sử dụng và khai thác TS được thực hiện công khai, minh bạch. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và kinh doanh TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa sẽ được phân loại để thuận lợi cho việc quản lý. Cụ thể, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa sẽ bao gồm: Đường thủy nội địa; Kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa; TS khác (nhà trạm quản lý đường thủy nội địa, các công trình kiến trúc khác; các công trình xây dựng và hệ thống thiết bị phục vụ cho công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa); Cảng thủy nội địa; Bến thủy nội địa. TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng sông, ngòi, kênh của Việt Nam để phục vụ hoạt động đường thủy nội địa.

Theo Bộ Tài chính, việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng gắn với chủ thể quản lý, phương thức quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý tiết kiệm, hiệu quả thu hút nguồn lực.

Đồng thời, việc bảo trì TS kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật về TS công, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan. Phương thức thực hiện bảo trì sẽ theo khối lượng thực tế và theo chất lượng thực hiện công trình.../.

Vân Hà