【vdqg hàn quốc】Doanh nghiệp nông nghiệp chú trọng chế biến sâu
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:06:43 评论数:
Chế biến rau quả " lên ngôi"
Ngay đầu năm mới, ngày 6/1/2019, dự án Nhà máy chế biến rau quả tại Tây Ninh khánh thành sau gần 2 năm khởi công. Dự án do Công ty CP Lavifood xây dựng tại quốc lộ 22B, xã Thanh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu/ngày với các mặt hàng xoài, chanh dây, thanh long… Sản phẩm rau quả được XK sang thị trường châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
Trước đó, Công ty CP thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khởi công dự án Nhà máy chế biến rau quả Doveco Gia Lai (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Đây là một trung tâm chế biến rau quả khép kín, bao gồm từ việc liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và XK. Tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay. Trên mỗi dây chuyền của dự án có thể đồng thời chế biến được hầu hết các loại nguyên liệu rau quả sẵn có ở Tây Nguyên.
Cũng liên quan tới rau quả, năm qua Công ty CP Nafoods Group đã khánh thành Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả XK đặt tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tổ hợp có tổng mức đầu tư hơn 410 tỷ đồng và hệ thống nhà xưởng, máy móc theo công nghệ của châu Âu gồm dây chuyền cô đặc công suất 7.000 tấn/năm và dây chuyền IQF công suất 2 tấn sản phẩm/giờ. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Nafoods Group: "Với việc ra đời tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả XK, Nafoods Group đang tiếp tục khẳng định trở thành tập đoàn tiên phong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp xanh và bền vững". Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Việc Nafoods Group khánh thành tổ hợp này góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường chế biến, tăng cường thị trường cho nông sản XK của Việt Nam.
Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào "top" 10 của thế giới. Việt Nam phải phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, XK đồ gỗ, lâm sản hàng đầu thế giới, là nơi sản xuất tôm lớn của thế giới. |
Nhìn nhận về những kết quả nổi đạt được trong năm 2018, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp tục được nâng cao năng lực. Đáng chú ý, có tới 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng được khởi công và khánh thành, sản xuất cung ứng nông sản với chất lượng cao; mức tổn thất nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo đã giảm xuống còn dưới 10%...). "Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản ngày càng nhiều. Nhiều địa phương, DN, hợp tác xã, nông dân đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đạt được những thành công rõ rệt", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Đẩy mạnh chế biến sâu
Thời gian gần đây, nói tới chế biến sâu, bên cạnh ấn tượng nổi bật về các nhà máy chế biến rau quả, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới ngành chế biến thịt. Bằng chứng là, ngày 23/12/2018, Công ty CP Masan Nutri-Science (MNS) đã khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, sau khi khởi công xây dựng vào đầu tháng 2. Với mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, Tổ hợp có công suất thiết kế 1,4 triệu con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam được các chuyên gia châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành, kiểm soát.
Liên quan tới Tổ hợp này, ông Nguyễn Xuân Dương- quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Việc tìm thị trường XK cho thịt lợn nói riêng và sản phẩm chăn nuôi nói chung là con đường Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã đặt ra. Việc khánh thành Tổ hợp dự án chế biến thịt MNS Meat Hà Nam là một trong những khâu chuẩn bị cho việc này. XK thịt từ tổ hợp này hoàn toàn khả thi vì nhà máy được sản xuất với công nghệ của châu Âu, quy trình kiểm soát châu Âu. "Nếu nguồn nguyên liệu tổ chức tốt theo tiêu chuẩn VietGAp hay GlobalGAP, thịt của Việt Nam hoàn toàn cũng giống như thịt của châu Âu", ông Dương nói.
Trên những bước đà đạt được thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2018, năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu, nhất là các sản phẩm chủ lực như trái cây, cây công nghiệp, gỗ và lâm sản, tôm, cá tra, thịt lợn... Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Nhấn mạnh vai trò của các DN trong phát triển nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ: "Để khắc phục những hạn chế, bất cập của ngành nông nghiệp cần có sự tham gia tích cực của các tác nhân trong chuỗi liên kết, đặc biệt là vai trò của DN và các hợp tác xã. DN và hợp tác xã mới có thể giúp nông dân sản xuất, chế biến tập trung, quy mô lớn theo yêu cầu của thị trường. Bộ NN&PTNT đã chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành khác, tham mưu, kiến nghị với Chính phủ sửa đổi hàng loạt cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, để vừa khắc phục được những hạn chế, bất cập, vừa có thêm động lực cho tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới".