发布时间:2025-01-12 18:53:54 来源:Empire777 作者:La liga
"Ma trận" tại cửa khẩu,ốcsiếtchặtkiểmdịchhàngtồntạicửakhẩutăngkỷlụkết quả a rập xê út hôm nay hàng hóa ùn ứ kỷ lục
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 3/2020, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta sang Trung Quốc, nhất là qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được khôi phục tương đối. Thống kê của Sở Công thương Lạng Sơn cho thấy, lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu hàng hóa trung bình đạt khoảng 1.000 xe hàng/ngày.
Cũng theo số liệu mới nhất, tính tới ngày 8/4, tổng số xe thông quan lũy kế từ đầu dịch Covid-19 (đầu tháng 2) tại các tỉnh giáp Trung Quốc là 46.467 xe xuất khẩu và 39.241 xe nhập khẩu. Trong đó, tổng số xe xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 22.305 xe và 21.507 xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, lượng xe xuất khẩu tồn tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung tăng mạnh, với tổng số 1.699 xe. Trong đó, riêng tỉnh Lạng Sơn tồn 1.582 xe hàng và 1 toa chờ xuất, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít...
Trước thực trạng đó, ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo về việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới nhằm phòng, chống dịch Covid-19.
Theo thống kê mới nhất, tính từ đầu dịch Covid-19 đến nay, lượng xuất nhập khẩu cụ thể tại các tỉnh như sau: Lạng Sơn xuất 22.305 xe, nhập 21.507 xe; Quảng Ninh xuất 3.463 xe, nhập 6.485 xe; Hà Giang xuất 2.133 xe, nhập 4 xe; Lào Cai xuất 17.186 xe, nhập 11.226; Lai Châu xuất 831 xe, nhập 19 xe; Cao Bằng xuất 549 xe, nhập 59 xe.
Trong đó nêu rõ: Ngày 3/4/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có công điện thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh.
Đồng thời, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) mới đây cũng đã có văn bản thông báo về việc áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý người và phương tiện qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 từ nước ngoài.
Theo đó, trong tuần qua, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, đặc biệt tại các cửa khẩu và đường mòn, lối mở. Tại Lạng Sơn, Trung Quốc quản lý chặt chẽ các lái xe, đại lý khai báo hải quan; từ ngày 7/4/2020 áp dụng đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu chở hàng qua lại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cặp cửa khẩu phụ Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc); chỉ hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga Đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa và tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác...
Ngoài ra, theo thông báo từ phía chính quyền Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ ngày 7/4/2020 các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng/ngày và nghỉ vào các ngày cuối tuần và dịp lễ, tết.
“Trên thực tế trong thời gian qua, năng lực thông quan tại các cửa khẩu chưa cải thiện được nhiều do các biện pháp phòng chống dịch, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu còn thiếu... Đến nay, phía Trung Quốc lại tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt khiến cho năng lực thông quan hàng hoá xuất khẩu giảm sút trầm trọng, nhất là tại tỉnh Lạng Sơn” - ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Đồng thời, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cũng lo ngại, với những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nêu trên, trong khi lưu lượng hàng hóa xuất khẩu từ nội địa vẫn ùn ùn đưa lên khu vực biên giới phía Bắc như hiện nay thì không bao lâu nữa, tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu sẽ rất nghiêm trọng. Theo dự báo hoạt động thông quan hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 4 và cả quý II sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Bộ Công thương thực hiện giải pháp cấp bách
Trước tình hình đó, trong công văn ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết hiện bộ này đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, UBND một số tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc để bảo đảm lưu thông thương mại quốc tế trên cơ sở thực hiện tốt, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các địa phương thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhất là khi có chính sách phát sinh đột xuất để chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác điều hành, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới.
Đồng thời, bộ tăng cường công tác thông tin, khuyến cáo tới các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi phải có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương tiếp tục khuyến cáo cần triển khai thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, tuyệt đối không nên đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các cặp chợ, không rõ đối tượng mua hàng, đối tượng nhận hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc đối với hàng xuất khẩu,… Đồng thời, các lực lượng tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hoá, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,…theo thỏa thuận với phía Trung Quốc.
Còn theo đề xuất của Sở Công thương Lạng Sơn, nước ta cần tiếp tục tổ chức điện đàm với lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, trao đổi thư công tác với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu.
Được biết, từ ngày 21 – 23/4/ 2020, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) sẽ phối hợp với Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm Việt Nam với các doanh nghiệp mua hàng Trung Quốc (Quảng Tây). Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm chế biến có tiềm năng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu nước ta giao thương, ký kết đơn hàng với nhà nhập khẩu của Trung Quốc./.
Tố Uyên
相关文章
随便看看