【trận đấu anh】Không phát hiện độc tố ở hạt trân châu và trà sữa
Theôngpháthiệnđộctốởhạttrânchâuvàtràsữtrận đấu anho Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngay sau khi nhận được tin cảnh báo từ Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Đài Loan và Cơ quan lương thực thực phẩm và thú y Singapore (AVA) liên quan đến việc sử dụng acid maleic (chất không được phép sử dụng trong thực phẩm). Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tiến hành lấy mẫu sản phẩm hạt trân châu và trà sữa trân châu trên địa bàn Hà Nội.
Kết quả, đối với hạt trân châu, đã giám sát được 06 mẫu, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 6/6 mẫu hạt trân châu không phát hiện có acid maleic.
Trà sữa tại Việt Nam chưa phát hiện độc tố |
Đối với trà sữa trân châu, mẫu giám sát được 13 mẫu, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 13/13 mẫu trà sữa trân châu có hàm lượng acid benzoic (từ 30,6-199,6 mg/kg sản phẩm) dưới mức giới hạn quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm (1000mg/kg sản phẩm) và không phát hiện có acid maleic.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện hạt trân châu và trà sữa trân châu có các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện Cục vẫn đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục mở rộng giám sát, lấy mẫu hạt trân châu và trà sữa trân châu đang lưu thông trên thị trường để kiểm nghiệm phát hiện hóa chất độc hại và tiếp tục cập nhật thông tin cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Trước đó, báo chí đưa tin, loại trà sữa trân châu Đài Loan mới đây bị giới chức y tế Đức và các nhà nghiên cứu cảnh báo có thể gây hại cho trẻ nhỏ và chứa chất gây ung thư. Cảnh báo trên được đưa ra khi các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, bắt đầu trở nên ưa chuông loại trà trân châu, còn gọi là trà bong bóng, hiện lan tràn ở các trung tâm đô thị và trở thành loại đồ uống tráng miệng yêu thích.