【soi kèo tot vs everton】Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 không làm giảm tín dụng vào bất động sản

du thao sua doi thong tu 36 khong lam giam tin dung vao bat dong san

NHNN khẳng định,ựthảosửađổiThôngtưkhônglàmgiảmtíndụngvàobấtđộngsảsoi kèo tot vs everton với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36, dư địa cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại vẫn còn rất lớn.

Theo NHNN, việc sửa đổi Thông tư 36 (theo hướng siết tín dụng bất động sản) sẽ không làm giảm tín dụng cho bất động sản (BĐS).

Bất động sản phục hồi tốt

Từ năm 2015, thị trường bất động sản đã bắt đầu phục hồi nhờ một loạt các giải pháp, chính sách hỗ trợ, trong đó bao gồm cả chính sách tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản như triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, giảm tỷ lệ rủi ro các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản từ 250% xuống còn 150%, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng trung, dài hạn.

Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014. Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho lĩnh vực bất động sản thì tổng dư nợ của các TCTD cho lĩnh vực BĐS là 478.000 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng dư nợ và chiếm 22,2% tổng dư nợ trung, dài hạn. Bên cạnh đó, vốn tín dụng, đầu tư của hệ thống ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng mạnh. Trong đó, hầu hết các khoản tín dụng cho lĩnh vực bất động sản có kỳ hạn trung, dài hạn.

Tuy nhiên, những rủi ro mới có chiều hướng gia tăng trong hoạt động tín dụng ngân hàng trong năm 2015. Cụ thể, tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng. Tín dụng trung, dài hạn có hiệu hướng tăng liên tục trong những năm gần đây, tăng 43% năm 2013, tăng 45% năm 2014. Điều này làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn còn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Bên cạnh đó, việc tăng tín dụng trung, dài hạn cho lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng khá nhanh. Quỹ tiền tệ quốc tế mới đây đã cảnh báo Việt Nam về việc tập trung tín dụng cho các lĩnh vực này.

Ngoài ra, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đạt khá trong 2 năm gần đây và vẫn tiếp tục tăng lên, đạt 2,55 tỷ USD năm 2014 và gần 2,4 tỷ USD năm 2015.

Dư địa vẫn lớn

NHNN chỉ ra rằng, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường BĐS đóng băng. Cụ thể, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS tăng 14% năm 2012, tăng 15,4% năm 2013, tăng 19,3% năm 2014 và 26% năm 2015.

Khi thị trường phục hồi, bất động sản cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư. Cùng với đó, cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho bất động sản chịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường BĐS.

Theo bài phân tích của NHNN, giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực BĐS với số tiền lên đến khoảng 540.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36.

Ngoài ra, việc điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% của dự thảo ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn. Theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%. Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%.

Như vậy, bài phân tích của NHNN khẳng định việc điều chỉnh quy định tại thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh BĐS có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn để các TCTD rót vốn đầu tư không.

Không tác động tới người mua nhà để ở

Theo NHNN, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 sẽ tác động nhiều nhất tới người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém. Tuy nhiên, đây cũng là 2 đối tượng dễ đẩy thị trường BĐS phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng bất động sản, nếu không có chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu. Theo đó, người mua nhà để ở, người thuộc các đối tượng tham gia các chương trình, chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ và người mua BĐS không vì mục tiêu kinh doanh không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi quy định của Thông tư 36.

Mục tiêu của NHNN trong việc sửa đổi Thông tư số 36 là để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD, bảo vệ tốt nhất tiền gửi của nhân dân, đồng thời tăng trưởng tín dụng hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS hoạt động và phát triển hiệu quả, bền vững.

Theo đó, quy định mới về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn và điều chỉnh tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay BĐS sẽ tạo động lực cho ngân hàng thương mại cấp tín dụng trung, dài hạn một cách thận trọng hơn và sàng lọc, lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có rủi ro thấp, hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
下一篇:Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen