【soi.kèo】Sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn bằng AI

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:14:28

VHO- Đối diện với sự bùng nổ về cả tốc độ,ángtạonộidungvàquảntrịtòasoạnbằsoi.kèo số lượng và quy mô tiêu thụ thông tin, nhiều cơ quan báo chí đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi cách sản xuất, tổ chức, phân loại, xuất bản cũng như phân phối tin bài trên các nền tảng khác nhau, từ đó từng bước thay đổi trải nghiệm của người dùng về cả nội dung và hình thức theo hướng thông minh hơn.

Sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn bằng AI - Anh 1

Sự xuất hiện của công cụ AI đang đặt ra thách thức lớn đối với báo chí - truyền thông Ảnh: Internet

Tuy nhiên, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là ChatGPT hiện nay đã và đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhất là đối với các nhà báo và các nhà quản lý báo chí.

Cú hích chuyển đổi mô hình kinh tế báo chí

Cơ hội của việc sử dụng ChatGPT, trí tuệ nhân tạo trong báo chí truyền thông bao gồm: Xây dựng những nội dung văn bản rất phức tạp chỉ từ những câu lệnh đơn giản; giúp tăng tương tác với độc giả, cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải đáp thắc mắc; thúc đẩy hoạt động báo chí truyền thông phải đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp kỹ thuật sử dụng A.I và công nghệ mới để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho cộng đồng; nâng cao chất lượng, công khai, minh bạch trong truyền thông, nghiên cứu và sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí phù hợp…

Tại một cuộc hội thảo về sử dụng AI trong sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, với câu hỏi “Đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) cho báo chí có cần không?”, câu trả lời của tôi là “rất cần”. Đến giờ phút này, nếu ai nói không nên đầu tư vào AI là tụt hậu, bởi đầu tư cho AI không chỉ đơn giản là có công cụ để viết bài mà AI sẽ hỗ trợ cho các tòa soạn làm được nhiều việc hơn, giảm đi những công việc mất nhiều công sức, lặp đi lặp lại. Đơn cử là năm 2018, TTXVN đã ứng dụng đưa AI vào nắm bắt hành vi của người sử dụng. Bởi mỗi người sẽ có một hành vi khác nhau, người thích xem thể thao, người thì thích thời sự... và AI sẽ hiểu rõ hành vi của từng người dùng để từ đó cá nhân hóa nội dung và đẩy nội dung phù hợp đến độc giả.

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, đại diện nhóm nghiên cứu ứng dụng ChatGPT, Đài Truyền hình TP.HCM đã kể câu chuyện về quá trình viết phóng sự bởi AI đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, trước tiên AI sẽ đề xuất bố cục của một phóng sự, sau đó AI tự động tổng hợp và viết ra. “Ưu điểm của AI là cách tổng hợp thông tin và bố cục rõ ràng, hỏi đúng câu hỏi, nhận đúng câu trả lời. Văn bản mà trí thông minh nhân tạo có thể tự tổng hợp, bố cục và viết bài sẽ tương đương với một biên tập viên có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm. Mặc dù nội dung AI đưa ra không quá hay nhưng đầy đủ thông tin và góc nhìn, đủ để phục vụ khán giả. Quan trọng là cùng một nội dung nhưng ChatGPT viết 8 phút, còn biên tập viên phải mất 45 phút mới hoàn thành. Nhưng điều quan trọng ở đây vẫn là người làm báo luôn tiên phong về thông tin, còn AI chỉ dựa vào những thông tin được đăng tải trên mạng để tổng hợp lại, nó sẽ luôn đi sau”, nhà báo Ngô Trần Thịnh cho biết.

Ông Nguyễn Minh Dũng, Phó phòng Nội dung số Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) cũng cho rằng, nếu không có con người thì sẽ không có AI, đó là điều chắc chắn. Nếu như không có các bạn quay phim, không có các bạn phóng viên, chúng ta không viết bài và đẩy tin lên mạng xã hội thì sẽ chẳng có “con” AI nào có thể viết được. “Suy nghĩ của tôi là chỉ nên sử dụng AI như một công cụ và trên cơ sở chúng ta phải hiểu biết rất kỹ, rất rõ về AI, về cơ chế và nguyên tắc hoạt động của AI để ứng dụng vào từng công việc cụ thể”, ông Nguyễn Minh Dũng nói.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, các phần mềm ứng dụng AI có thể trở thành trợ lý ảo cho các nhà báo và cơ quan báo chí trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất và phân phối nội dung báo chí số. Sự xuất hiện của AI vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức lớn với nhà báo và cơ quan báo chí, đặc biệt là với các cơ quan hữu quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông.

... và bài toán làm chủ AI

Bên cạnh những lợi ích mà AI mang lại, thì việc sử dụng AI trong các tòa soạn báo chí cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như thông tin sai lệch, xuyên tạc, tin giả, thách thức lớn từ góc nhìn pháp lý, an ninh truyền thông, từ góc nhìn văn hóa và đạo đức nghề nghiệp. Theo ông Lê Quốc Minh, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra rất nhiều vấn đề như đạo văn, đạo báo, bởi khi AI tự động khai thác các nội dung từ rất nhiều nguồn thì không tránh khỏi sẽ lấy những nguồn không được phép. Đây là vấn đề gây lo ngại trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, nếu chúng ta sử dụng mà không biết cân nhắc, không có mục đích đúng đắn thì sẽ dẫn đến vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp. “Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của AI trong việc sáng tạo nội dung trong tòa soạn, nhưng dưới góc độ pháp lý và sở hữu trí tuệ thì các nội dung được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có chứa rất nhiều vấn đề pháp lý như nguy cơ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, khi đó bên nào sẽ chịu trách nhiệm”, ông Minh nhấn mạnh.

Việc đưa AI vào quá trình sản xuất báo chí như thế nào? Từ sáng tạo nội dung, sản xuất nội dung, tính pháp lý, đến phân phối trên các nền tảng mạng xã hội... đặc biệt là bài toán về kinh tế báo chí phải có chiến lược rõ ràng. Đứng ở góc độ là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và pháp lý, TS Vũ Văn Luật rất băn khoăn về hành lang pháp lý khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn, vì hiện nay tại Việt Nam chưa có luật nào quy định về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. TS Vũ Văn Luật đơn cử, trong một tác phẩm báo chí thì tác phẩm nào được sử dụng trí tuệ nhân tạo, tác phẩm nào thì không và tác phẩm nào được sử dụng bao nhiêu %. Hiện đã có một số cơ quan báo chí sử dụng AI trong sáng tạo nội dung và quản trị tòa soạn, nhưng thực tế vẫn chưa có cơ chế quản lý. Nếu sử dụng vượt tầm kiểm soát thì trách nhiệm đến đâu và ai là người chịu trách nhiệm. Điều này vẫn chưa được đề cập tới. “Để hoàn thiện hành lang pháp lý về trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí cần xây dựng hành lang pháp lý sao cho phù hợp nhất để sử dụng AI, để áp dụng được AI không trái với đạo đức nghề nghiệp, không trái với quy định của pháp luật hiện hành”, TS Vũ Văn Luật nhấn mạnh.

Bên cạnh hành lang pháp lý, ở góc độ tài chính, TS Vũ Văn Luật cho rằng, đối với các cơ quan báo chí sử dụng ngân sách nhà nước, hiện luật chưa có quy định nào cho việc đầu tư sử dụng trí tuệ nhân tạo. “Một cơ quan báo chí sử dụng ngân sách nhà nước khi đề xuất mua một chiếc ô tô hay máy tính... quy trình cũng đã rất phức tạp. Vậy muốn sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí, trong Luật báo chí hay Luật ngân sách Nhà nước cũng cần có những kiến nghị bổ sung cho phù hợp. Từ đó, các cơ quan báo chí mới có tài chính để đầu tư sử dụng”, TS Vũ Văn Luật cho biết.

Thực tế cho thấy, các phần mềm ứng dụng AI dù có nhiều tính năng vượt trội, nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là một công cụ mà nhà báo phải học cách để làm chủ nó, sử dụng nó phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của mình nhằm tạo ra tác phẩm, sản phẩm báo chí theo nguyên tắc của nghề nghiệp. Nói như nhà báo Mai Đức Thông (Tổng biên tập báo Tuyên Quang, Chủ tịch hội Nhà báo Tuyên Quang), chúng ta không nên sợ và né tránh AI, mà trái lại phải tranh thủ nó. Để làm được điều đó, các cơ quan báo chí, những nhà báo phải trau dồi hơn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của người làm báo... đặc biệt là bổ sung hành lang pháp lý cho phù hợp. Làm sao để có thể làm chủ được AI chứ không để AI làm chủ chúng ta. 

Đến giờ phút này, nếu ai nói không nên đầu tư vào AI là tụt hậu, bởi đầu tư cho AI không chỉ đơn giản là có công cụ để viết bài mà AI sẽ hỗ trợ cho các tòa soạn làm được nhiều việc hơn, giảm đi những công việc mất nhiều công sức, lặp đi lặp lại. Đơn cử là năm 2018, TTXVN đã ứng dụng đưa AI vào nắm bắt hành vi của người sử dụng. Bởi mỗi người sẽ có một hành vi khác nhau, người thích xem thể thao, người thì thích thời sự... và AI sẽ hiểu rõ hành vi của từng người dùng để từ đó cá nhân hóa nội dung và đẩy nội dung phù hợp đến độc giả.

(Nhà báo LÊ QUỐC MINH, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam)

 THANH NGỌC

顶: 82踩: 88947