【bd tl tt】Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Kỷ niệm không quên
Huyện Lệ Thủy,ĐạitướngVõNguyênGiápKỷniệmkhôngquêbd tl tt tỉnh Quảng Bình từng nổi tiếng là một trong hai vựa lúa của “Đàng Ngoài” thời xưa trong câu tục ngữ “nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”. Lệ Thủy còn nổi tiếng “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều danh nhân đất nước, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Anh Cả của quân đội ta.
Ao ước đã lâu, mới đây, theo cuộc đua xe đạp “Về Trường Sơn 2007”, tôi mới được về thăm làng An Xá, xã Lộc Thủy của Lệ Thủy, nơi còn lưu giữ ngôi nhà thân thương của Đại tướng...
Hai cây cầu, một ước mơ
Lệ Thủy gạo trắng nước trong/Ai về Lệ Thủy thong dong con người… Không hiểu tại sao lại có một câu ca dao như thế về miền đất này. Làm sao có thể “thong dong” khi dân chưa giàu? Hôm Ban tổ chức cuộc đua đến xin chỉ thị của Đại tướng trước lúc hành quân, ông cũng gửi lời chúc Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nắng tháng bảy khô giòn lưng áo những nông dân trên ruộng gặt. Dọc con đường trải nhựa, những đống lúa cao chất ngất. Thỉnh thoảng, một đàn ngỗng mập ú lạch bạch chạy qua. Chợt nhớ lời kể của nhà thơ Mai Nam Thắng, phóng viên báo Quân đội nhân dân, trước là một thầy giáo dạy học ở Lệ Thủy: Theo đường ven sông chừng một cây số thì đến nhà Đại tướng. Mùa lũ, đường này ngập trắng.
Sau giải phóng miền Nam, có lần đón Đại tướng về thăm quê, bà con đã làm một cây cầu bê-tông nhỏ. Cây cầu ấy đã giúp bà con trong vùng đi lại dễ dàng hơn và mọi người yêu quí gọi là “cầu ông Giáp”. Lệ Thủy còn có cầu Kiến Giang rất nổi tiếng. Huyện ở rốn trũng, mùa lũ nước trắng băng nên có một cây cầu là mơ ước ngàn đời. Nhưng để có hàng trăm tỷ đồng xây cầu đâu đơn giản. Anh Nguyễn Văn Long, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình kể: Thời bao cấp, để có tiền xây cầu, đã có ý kiến đề nghị Đại tướng “nói giúp” với Trung ương. Nhưng Đại tướng bảo: Làm cầu là rất có lợi cho huyện nhà nhưng đây lại là cây cầu về quê ông, nên ông không “tác động”. Giờ đây, cầu đã xây xong nhờ Chính phủ đầu tư, là một huyết mạch giao thông, giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa.
Đồng chí Võ Khắc Hòa, Chủ tịch UBND huyện cảm ơn Ban tổ chức cuộc đua xe đạp đã tặng món quà rất ý nghĩa là 400 chiếc cặp cho học sinh gia đình chính sách. Những chiếc cặp ấy sẽ thắp sáng khát vọng học tập của biết bao trái tim trẻ. Đó cũng là điều mà Đại tướng luôn mong đợi. Năm ngoái, Lê Vũ Hoàng, một học sinh Quảng Bình đoạt giải nhất cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” vinh dự được tới thăm Đại tướng. Ông dặn em không được ngủ quên trên chiến thắng, phải thấy nghèo nàn cũng là một nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước.
Ngòi bút trên dòng Kiến Giang
Qua “cầu ông Giáp”, chúng tôi tới ngôi nhà Đại tướng sống tuổi ấu thơ cùng cha mẹ… Một hàng rào dâm bụt, một chiếc cổng gỗ đơn sơ, một mái tranh nghèo, một mảnh sân nhỏ, một chum nước… Giản dị và yên bình. Một con người lừng danh năm châu bốn bể đã sinh ra và lớn lên ở nơi này sao?
|
Thật may mắn, chúng tôi bất ngờ gặp hai người con của Đại tướng, anh Võ Điện Biên và chị Võ Hòa Bình. Hai anh chị mới từ Hà Nội vào đang bận việc ở Đồng Hới, nghe nói có đoàn của báo Quân đội nhân dân “thăm nhà” liền vội về ngay đón chúng tôi. Với niềm tự hào và xúc động, chị Hòa Bình giúp tôi “giải mã” những “bí mật” tuổi thơ của Đại tướng từ mái tranh nghèo này…
Trên dòng Kiến Giang, đoạn qua thị trấn Lệ Thủy có dải đất dài nhô ra hình dạng giống như cái ngòi bút nên gọi là “Mũi Viết”. Người ta truyền rằng: Xưa, có ông thầy địa lý đi qua nói rằng, đây là nơi địa linh nhân kiệt, sau này ắt hẳn sinh nhiều người tài…
Cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh của Đại tướng là nhà nho yêu nước. Cụ đặt nhiều kỳ vọng về con mình khi đặt tên cho con. Nguyên có nghĩa là đầu, là nhất. Giáp nghĩa tiếng Hán cũng vậy, nghĩa là đầu tiên, trên hết. Nghe nói, có lần, biết con đăng ký hồ sơ xin học, sơ ý đề là Võ Giáp, cụ rất giận, bắt phải khai lại. Giáo sư Toán học Nguyễn Thúc Hào kể: Tại kỳ thi năm đó, tôi đỗ đầu, còn anh Giáp đỗ thứ hai, nhưng suốt cả năm đệ nhất, tháng nào anh ấy cũng đứng đầu lớp.
Mùa hè năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời Đồng Hới vào Huế ôn thi vào Trường Quốc học. Để cho anh đi học, bố mẹ đã phải “thắt lưng buộc bụng”. Hiểu điều ấy, nên anh học hành rất tích cực. Lúc này, phong trào học sinh Quốc học Huế đang lên cao, người cầm đầu phong trào là Nguyễn Chí Diểu. Nhân kỳ thi Toán cuối học kỳ 1926 - 1927, giám thị vu cho Diểu đã “copy” bài của Giáp và đuổi học anh. Sự thực thì Diểu không làm việc đó. Võ Nguyên Giáp đã viết đơn, trình bày với hiệu trưởng sự oan uổng của Nguyễn Chí Diểu.
Đơn bị trả lại, các anh tổ chức bãi khóa. Bị đuổi học, Võ Nguyên Giáp trở về quê. Năm 1928, Nguyễn Chí Diểu đi đò đến nhà, lúc này anh là Ủy viên Kỳ bộ Trung Kỳ của Tân Việt Cách mạng Đảng, đã thay mặt tổ chức kết nạp Võ Nguyên Giáp vào Đảng Tân Việt… Về sau, ra Hà Nội, Võ Nguyên Giáp học tiếp, đỗ bằng cử nhân luật và kinh tế chính trị học loại ưu vào năm 1937. Có lần, ông dự cuộc thi sinh viên giỏi toàn Đông Dương với đề tài: Cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Đông Dương và đã đoạt giải nhất. Người đoạt giải nhất sẽ được cấp học bổng du học Pháp nhưng cần điều chỉnh… nhãn quan chính trị. Võ Nguyên Giáp trả lời: “Cám ơn, nhưng niềm tin của tôi đã được xác định”.
Viết nhiều tập hồi ký, nhưng chưa bao giờ Đại tướng kể về “chuyện riêng” của mình. Chiều nay, khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện, chúng tôi mới biết Đại tướng cũng có một người cha là liệt sĩ. Năm 1947, thực dân Pháp bắt cụ Võ Quang Nghiêm, chúng tra tấn dã man và giam cầm cụ tại nhà lao ở Huế. Tên mật thám Pháp mắng cụ: “Không biết dạy con để con dám chống lại quân đội Pháp hùng mạnh”. Cụ cười hiên ngang, vuốt râu nói: “Tôi đẻ con ra, chưa kịp dạy thì nó đã bỏ nhà đi làm cách mệnh. Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử”. Chúng đem thủ tiêu cụ… Mãi đến năm 1983, gia đình mới tìm được mộ. Cụ được công nhận là liệt sĩ, hài cốt đưa về nghĩa trang liệt sĩ của huyện.
Quê hương nghĩa nặng tình sâu, Đại tướng đã nhiều lần về thăm. Mỗi lần ông về, bà con làng xóm lại ùa đến vây quanh. Chẳng cần bàn ghế, phông bạt, loa đài, ông ngồi ngay trên thềm, vui vẻ nói chuyện cùng bà con tới tận đêm khuya… Có lần, mọi người đề nghị lát gạch đá hoa ngôi nhà cũ, Đại tướng không đồng ý, yêu cầu phải giữ nguyên nền đất năm xưa…
Rời mái nhà xưa của Đại tướng, tôi cứ suy nghĩ mãi về cái “Mũi Viết” trên dòng Kiến Giang. Sẽ chẳng có cái doi đất vô tri nào tạo ra nhân tài thay cho một nếp nhà gia phong, một làng quê hồn hậu, một con đường đã chọn, một tuổi trẻ đầy ước mơ, một con người luôn tiến về phía trước…
BÀI ĐỌC NHIỀU
Những hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tướng nước ngoài nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp con người lịch sử và huyền thoại
Nguyên Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- Hà Nội: Đề xuất tăng sĩ số học sinh mỗi lớp ở cấp trung học phổ thông
- Top 4 mẫu ô tô bán tải giá tầm 700 triệu đáng mua nhất dịp cuối năm
- Thu hồi Toyota Camry 2018 và Lexus LC500 2018 do nguy cơ cháy nổ
- Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- Tài xế đỗ xe sai chỗ và cách xử lý của bác bảo vệ dân phố
- Tháng Củ mật, làm sao để chống trộm xe?
- Phân biệt mức phạt “quên mang” và “không có” giấy tờ xe
- Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- Những phụ tùng nên thay kịp lúc để tránh 'thảm họa' cho xe ô tô
- Đề nghị xử lý các cá nhân, tổ chức đưa thông tin sai lệch về sách giáo khoa
- Grabike bị đánh vì không vượt đèn đỏ theo lời thượng đế
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục với người khuyết tật phải gắn nhu cầu thực tế
- Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- Dân mạng xáo động vì một clip tai nạn giao thông
- 10 ô tô rẻ nhất Việt Nam đầu năm 2018
- Tài xế chấp nhận nộp phạt vì không thể tìm được chỗ đỗ xe
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Làm thế nào để không bị say xe khi đi đường trường?