【giai hang anh】Đến năm 2030, phấn đấu duy trì kim ngạch xuất khẩu thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm
Tìm giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU | |
Xuất nhập khẩu thực phẩm chế biến mở rộng cơ hội từ sản xuất bền vững | |
Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hứa hẹn “bội thu” dịp Tết Quý Mão |
Ảnh minh họa: H.Dịu |
Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế địa phương; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam và toàn cầu.
Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm. Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%. Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản ở mức trên 50%. Trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Với mục tiêu trên, Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm; phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm và thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Kế hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là triển khai áp dụng mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi đối với mọi loại cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc đối với lương thực thực phẩm; xây dựng và chuyển giao các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sinh thái...