Phố thời trang ế ẩm chưa từng thấy,ốthờitrangếẩmchưatừngthấychủquotbántặngquotđểnhanhdẹptiệtỷ số bóng đá vô địch quốc gia pháp chủ "bán 1 tặng 4" để nhanh... dẹp tiệm
(Dân trí) - Thanh lý gấp số hàng hóa, cắt giảm nhân viên, thậm chí chấp nhận mất hàng trăm triệu đồng tiền cọc để nhanh chóng trả mặt bằng là cách vớt vát duy nhất của nhiều chủ cửa hàng thời trang tại TPHCM.
Chấp nhận bỏ cọc để "tháo chạy"
"Tôi đang cố bán hết số quần áo này, chờ hết hạn hợp đồng để trả mặt bằng, rồi bỏ nghề luôn. Một người anh thân thiết của tôi thậm chí chấp nhận mất 500 triệu đồng tiền cọc để trả mặt bằng sớm hơn thời hạn trong hợp đồng, vì không gồng lỗ nổi nữa", anh Toản, chủ tiệm quần áo thời trang trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức, TPHCM), miệng cười méo xệch.
Hơn 17h, đường Võ Văn Ngân - một trong những con phố thời trang nổi tiếng tại TPHCM - đông đúc xe cộ qua lại. Vào giờ cao điểm, nhiều chủ tiệm, nhân viên của các cửa hàng trên con phố như một thói quen, bắt đầu ra trước cửa đứng chờ, mở nhạc thu hút khách.
Tuy nhiên, có không ít cửa hàng vẫn im lìm, không còn cảnh nhộn nhịp, sôi động như trước. Bởi một số chủ tiệm khẳng định rằng, dù có bày đủ "trò", họ vẫn không tài nào thay đổi tình hình kinh doanhế ẩm kéo dài.
Anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi) cho biết, anh đã kinh doanh trên tuyến đường này gần 6 năm. Từ sau giai đoạn Covid-19, anh phải vật lộn, xoay sở đủ thứ vì cảnh tượng ế ẩm chưa từng thấy. Doanh thu của cửa hàng giảm hơn 50%, mỗi ngày chỉ có 1-2 khách lui tới, thậm chí có ngày không có nổi một vị khách.
"Hằng tháng, tiền mặt bằng, điện, nước, bảo trì và các chi phí khác là khoảng 60-70 triệu/đồng. Nếu muốn có lãi, doanh thu một ngày phải hơn 5 triệu đồng. Thế nhưng, bây giờ con số đó không thể nào đạt được vì quá vắng khách. Hầu như tháng nào tôi cũng phải gồng lỗ", anh Toản nói.
Cửa hàng từ 2 nhân viên, giờ chỉ còn một mình anh Toản làm hết mọi việc. Ông chủ từ lo chuyện quản lý, vận hành, giờ phải tự soạn, bán hàng, thậm chí dắt xe cho khách.
Chỉ tay về những cửa hàng đã trả mặt bằng, anh Toản buồn bã, khẳng định đó là "tương lai" của anh. Số tiền tích cóp để duy trì cửa hàng tâm huyết nhiều năm giờ đã dần cạn, anh Toản bộc bạch bản thân không còn khả năng gồng gánh nữa.
Nhắc đến chuyện chỉ còn vài tháng nữa là đến TếtNguyên đán, anh Toản chỉ cười trừ, buồn xo: "Tết năm ngoái, tôi cũng đâu bán được, thành ra nguyên mùa Tết buồn hiu. Bản thân đã gồng lỗ nhiều tháng, giờ quyết định dẹp tiệm rồi, cũng chẳng thiết tha bán Tết hay nghĩ đến khách hàng thân thiết nữa".
Ế ẩm, nhân viên ngại ngùng ngày nhận lương
Cách đó không xa, một cửa hàng chuyên doanh giày đã treo biển "mua 1 tặng 4", nhưng vẫn hiếm thấy khách hàng lui tới. Chị My, chủ tiệm giày, cho biết trước đây, chị kinh doanh mặt hàng thời trang trên kênh online (trực tuyến). Năm 2023, chị mới bắt đầu thuê mặt bằng trên đoạn đường này để bán giày.
Chỉ sau hơn 1 năm kinh doanh, nữ chủ tiệm phải tìm cách thanh lý vội hàng hóa để chờ… dẹp tiệm.
"Sau Tết Nguyên đán2023, tình hình kinh doanh bỗng trở nên khó khăn. Tôi phải sa thải bớt nhân viên, dùng doanh thu của các kênh bán hàng trực tuyến để cầm cự cửa tiệm. Nhưng sau một thời gian, mọi thứ dường như không tiến triển. Vậy nên tôi quyết định "cắt lỗ", dừng hẳn việc kinh doanh trên con phố này", chị My nói.
Thảo (26 tuổi), một nhân viên của cửa hàng thời trang, thừa nhận rằng cảm thấy ngại ngùng mỗi khi nhận lương từ tay chủ, bởi bản thân trực tiếp chứng kiến toàn bộ quá trình kinh doanh vô cùng ế ẩm trong thời gian qua.
Chị Thảo chia sẻ, mỗi ngày các nhân viên chỉ tiếp được 1-2 khách, hiếm lắm mới nhiều hơn con số này và thậm chí có ngày không có khách nào đến.
Cửa hàng có 3 chi nhánh trên địa bàn TPHCM. Riêng chi nhánh trên đường Võ Văn Ngân từ 2 mặt bằng, nay đã bị chủ trả lại 1 bên. Mục đích là để tiết kiệm chi phí, gồng gánh các chi nhánh còn lại.
"Dù buôn bán khó khăn, chủ tiệm vẫn cố gắng trả lương đầy đủ và không sa thải nhân viên. Điều đó càng làm tôi thấy áy náy mỗi khi nhận lương. Kinh tế ngày càng khó khăn, cửa hàng chúng tôi còn phải cạnh tranh với nhiều tiệm khác cùng trên tuyến đường này và cả thị trường bán hàng online", Thảo nói.
Nữ nhân viên cho hay trên tuyến đường này, nhiều đối thủ từng nổi tiếng vì tấp nập khách ra vào, giờ cũng phải "chào thua", trả mặt bằng.
Giám đốc nghiên cứu thị trường, Công ty Macromill Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn nhận định, ngày nay, các shop thời trang bán lẻ rơi vào tình trạng ế ẩm, nguyên nhân có thể xuất phát từ tình hình kinh tế đang đi xuống.
"Điều đó làm ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng. Bởi đa phần các shop thời trang nhỏ, lẻ có đối tượng khách hàng chiếm phần lớn là học sinh, sinh viên, người có thu nhập trung bình đến thấp,…", anh Tuấn phân tích.
Những shop thời trang hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các kênh kinh doanh online (trực tuyến). Cụ thể, các shop online thường có lợi thế về mặt giá cả vì không phải chịu chi phí mặt bằng, kho bãi, nhân viên…
Vị chuyên gia dự đoán, tình trạng này chắc chắn sẽ kéo dài do xu hướng người tiêu dùng dần chuyển đổi. Thực tế, người tiêu dùng luôn muốn mua sắm với giá tốt hơn, nhanh chóng được cập nhật xu hướng và các mẫu mã mới. Ngoài ra, họ cũng muốn có thêm nhiều ưu đãi, khuyến mãi và có người giao hàng đến tận nơi.