【truc tiep bong đa ngoai hang anh】Vi bằng và giá trị pháp lý

时间:2025-01-25 20:33:46 来源:Empire777

Vi bằng là gì? gitruc tiep bong đa ngoai hang anh

Tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại có đưa ra khái niệm về vi bằng như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, vi bằng chỉ được lập bởi một người có thẩm quyền do Nhà nước bổ nhiệm và giao phó cho một số nhiệm vụ nhất định (nói ngắn gọn là được Nhà nước giao việc) và những người này được gọi là “thừa phát lại”. Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của nghị định này, một trong những công việc thừa phát lại được làm là: Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Như vậy, nói tóm lại vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, để ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản và có thể có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do thừa phát lại chứng kiến. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp.

Từ khái niệm nêu trên và những quy định trong Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cho thấy, vi bằng có những đặc điểm như sau: Đây là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập. Hình thức của vi bằng là văn bản và có thể có hình ảnh hoặc video hay âm thanh kèm theo (nếu cần). Và văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng. Nội dung của vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh. Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Trước hết, giá trị của vi bằng nằm ở chỗ nó được người làm nghề “thừa phát lại” lập nên. Mà theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì: Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của nghị định này và pháp luật có liên quan. Và theo quy định tại Điều 36, thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng như sau: Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong nghị định này cũng quy định rõ 9 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng. Ví dụ: Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. Nói tóm lại thì vi bằng là một văn bản được lập bởi một người được Nhà nước giao phó, trong đó xác nhận một sự việc có thật đã xảy ra. Và trong trường hợp xảy ra khiếu kiện tại tòa án thì căn cứ vào vi bằng, tòa án sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định đây có phải bằng chứng thật hay không. Cụ thể là nếu người khởi kiện vụ án dân sự mà chỉ có bằng chứng là bản ghi âm, hay hình ảnh trong video hoặc ảnh chụp, thì người có thẩm quyền sẽ phải xác minh tính hợp pháp của tài liệu cung cấp. Nhưng nếu các tài liệu, chứng cứ trên mà có sự xác nhận của thừa phát lại và lập thành vi bằng, thì mức độ tin cậy của tài liệu, chứng cứ sẽ được bảo đảm.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần nói thêm rằng, chức năng của vi bằng chỉ là để xác nhận một sự việc nào đó đã xảy ra, nó không có giá trị thay thế cho văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay các văn bản hành chính khác. Vì, một văn bản công chứng, chứng thực còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là xác định tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu chứ không đơn thuần chỉ là chứng kiến sự việc.

推荐内容