【kèo tv】Năm 2022, ngành lâm nghiệp xuất siêu hơn 14 tỷ USD
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: NNK |
Sáng 30/12, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Báo cáo tại hội nghị, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2022 ước đạt khoảng 16,928 tỷ USD, tăng 6,1% (so với năm 2021).
Trong số đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,85 tỷ USD, tăng 7%; lâm sản ngoài gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,3%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 2,82 tỷ USD, tăng 4,1%. Như vậy, giá trị xuất siêu lâm sản ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 6,5%.
Ông Bùi Chính Nghĩa phân tích, năm 2022, thị trường có nhiều biến động do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine và đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và sự tích cực, chủ động vượt khó của doanh nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng trưởng. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc là các thị trường xuất khẩu chính với kim ngạch ước đạt 15,48 tỷ USD, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, 5/5 chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó, diện tích rừng trồng đạt 259.615 ha, vượt 6,4% so với kế hoạch đề ra, tăng 5,9% so với năm 2021; sản lượng gỗ khai thác năm 2022 ước đạt 19.698,8 nghìn m3, vượt 6,57% kế hoạch, tăng 7,2% năm 2021; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022, tăng 20,6% so với năm 2021; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%. |
Với kết quả đạt được năm 2022, ông Bùi Chính Nghĩa cho biết, ngành đặt mục tiêu năm 2023 với tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5 - 5,5%; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định khoảng 42%; giá trị xuất khẩu lâm sản 17,5 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng.
Trên kế hoạch đặt ra của Tổng cục Lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị yêu cầu tổng cục bám sát vào kế hoạch đặt ra và triển khai ngay từ đầu năm.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nêu rõ, Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) là nghị định đầu tiên được xây dựng nhằm thực hiện việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ carbon rừng.
Các đơn vị phải triển khai ngay kế hoạch, đồng thời đàm phán với đối tác cũng như thực thi ở các địa phương. Thực hiện thành công nghị định này sẽ là nền tảng để xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp hiệu quả...
Để đạt được mục tiêu đề ra, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu; Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045... |