Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ hợp long cầu Mỹ Thuận 2 thuộc Dự án thành phần đầu tư xây dựng Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh: Nhật Bắc Đây là lần thứ 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới trực tiếp khảo sát hiện trường, động viên các cơ quan liên quan, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2.
Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu là một trong 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 do Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công ngày 16/3/2020, sẽ đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023.
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.003 tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước.
Dự án Cầu Mỹ Thuận 2 nằm trên trục đường cao tốc từ TPHCM đi Cần Thơ, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, là trục đường huyết mạch, có lưu lượng giao thông lớn bậc nhất trong các trục quốc lộ chính trong khu vực.
Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức hợp long cầu Mỹ Thuận 2 Theo Bộ Giao thông vận tải, nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 với kết cấu dây văng khẩu độ 350 m, tĩnh không thông thuyền 37,5 m, bề rộng mặt cầu 28 m (gồm 6 làn xe), lần đầu tiên do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, thiết kế cho đến thi công.
Dự án triển khai thi công trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19 năm 2020 và 2021, tác động kép do biến động chính trị trên thế giới khiến giá nhiên liệu tăng cao và tăng giá vật liệu (sắt, thép, đá, xi măng…) đã làm ảnh hưởng đến công tác thi công, triển khai dự án.
Mặt khác, các khó khăn khách quan về mặt kỹ thuật trong quá trình thi công các hạng mục phức tạp của cầu chính, điều kiện về thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ thuật thi công hệ dầm và dây văng, tất cả các yếu tố trên đã đặt ra nhiều thách thức đối với Ban Quản lý dự án 7 cùng đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công.
Được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; đồng thời đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan tham mưu Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án 7, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, cầu Mỹ Thuận 2 đã đủ các điều kiện để hợp long, bảo đảm các thông số hình học của nhịp chính dây văng, yêu cầu chất lượng công trình, an toàn lao động…
Tại lễ hợp long, Thủ tướng đánh giá cao công trình cầu Mỹ Thuận 2 - cây cầu mang thương hiệu Việt Nam, do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, thiết kế cho đến thi công. Đây là điều rất đáng biểu dương khi trước đây xây dựng cầu Mỹ Thuận 1, chúng ta phải vay vốn nước ngoài, thuê các đơn vị nước ngoài trong các khâu thiết kế, thi công và phụ thuộc công nghệ nước ngoài.
Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, nhà thầu Tập đoàn Trung Nam, đơn vị tư vấn đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức về đại dịch, giá cả, thời tiết… trong xây dựng công trình này; nhờ đó có thể rút ngắn thời gian thi công ít nhất 3 tháng so với kế hoạch và ngắn hơn so với cầu Mỹ Thuận 1.
Sau khi hợp long, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 cùng các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, tập trung thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại để thông xe dự án vào cuối năm 2023, bảo đảm chất lượng công trình và phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án cao tốc khác trong khu vực ĐBSCL bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Sau khi hoàn thành, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ nối thông tuyến cao tốc từ TPHCM về Cần Thơ, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ thông thương giữa trung tâm kinh tế thương mại phía Nam và các tỉnh ĐBSCL, góp phần hoàn thiện hệ thống vận tải, logistics trong khu vực, đồng thời giảm áp lực giao thông ngày càng lớn cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu và Quốc lộ 1A, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội khu vực Tây Nam Bộ./.
顶: 1踩: 652
【kết quả bóng đá bundesliga đức】Hợp long cầu Mỹ Thuận 2
人参与 | 时间:2025-01-12 22:59:54
相关文章
- Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- Quảng Ninh: Gặp mặt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Các công ty nước ngoài tìm đến đặc khu hành chính của Nga để ‘né’ lệnh trừng phạt
- EU sẽ triển khai giai đoạn đầu của kế hoạch áp thuế biên giới carbon
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- Cửa khẩu Tân Thanh: Không có thông báo từ phía Trung Quốc về việc dừng thông quan
- Singapore và Việt Nam kết nối hàng không mạnh mẽ hơn
- Nghỉ tay một chút, chơi hè nhiều chút cùng con
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Suy thoái trong hoạt động sản xuất khu vực Eurozone trầm trọng hơn
评论专区