【ty so marseille】Nghèo trên đất giàu

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:17:02

Báo Cà MauHuyện Phú Tân có hơn 37 km bờ biển với ngư trường khai thác rộng lớn và đầy tiềm năng. Theo đó là dãy rừng phòng hộ, rừng sản xuất với trên 5.000 ha, có thể phát triển đa dạng các loại hình nuôi thuỷ sản dưới tán rừng, thậm chí có thể khai thác du lịch sinh thái rừng biển. Rừng vàng, biển bạc là vậy, song người dân trên đất rừng biển vẫn loay hoay với cái nghèo. Bởi ở đây, nhiều tiềm năng vẫn chưa được vực dậy.

Huyện Phú Tân có hơn 37 km bờ biển với ngư trường khai thác rộng lớn và đầy tiềm năng. Theo đó là dãy rừng phòng hộ, rừng sản xuất với trên 5.000 ha, có thể phát triển đa dạng các loại hình nuôi thuỷ sản dưới tán rừng, thậm chí có thể khai thác du lịch sinh thái rừng biển. Rừng vàng, biển bạc là vậy, song người dân trên đất rừng biển vẫn loay hoay với cái nghèo. Bởi ở đây, nhiều tiềm năng vẫn chưa được vực dậy.

26 hộ dân với hơn 150 nhân khẩu sử dụng chung 1 giếng nước. Nước nhiễm mặn, tắm giặt cũng khó khăn. Người dân phải trữ nước mưa để uống, nấu ăn. Khi thiếu thì đi mua nước từ các khu vực khác về để sinh hoạt. Ðó là một trong những khó khăn của khu dân cư ven biển ấp Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân.

Chất lượng cuộc sống thấp

Khu dân cư cửa biển Sào Lưới nằm không xa trung tâm huyện Phú Tân, song, do giao thông cách trở nên nơi đây như ốc đảo. Xóm này chỉ toàn những căn nhà sàn, đường nhà này đến nhà kia là được bắc cây chông chênh.

Ông Tạ Trung Kiên chăm sóc cây rừng được trồng lại sau khai thác hơn 1 năm.

Thiếu lộ, thiếu nước ngọt sử dụng là đặc điểm nổi bật của khu vực này. Hồi trước, ở nơi rừng giáp biển này có đến hơn 70 hộ dân, nhưng vì mưu sinh, phần lớn đã bỏ đi nơi khác. Trong 26 hộ dân hiện tại đã có đến 10 hộ nghèo, còn lại chủ yếu cận nghèo. Họ đa số là dân cư từ nhiều nơi khác đến đây, sống bám víu với biển và rừng. 

Ông Ngô Văn Tư, quê Bạc Liêu, tha hương đến ấp Sào Lưới từ năm 1990. Cũng như nhiều thành viên ở đây, sau nhiều năm làm thuê, ở tạm trên đất rừng, gia đình ông Ngô Văn Tư cũng sắm được chiếc ghe nhỏ để đi biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ do phương tiện thô sơ. Mỗi con nước, mỗi gia đình ở đây kiếm được từ 1-2 triệu đồng, không đủ để trang trải cho mỗi gia đình có trung bình 5-6 nhân khẩu. Còn chỗ ở thì đến giờ vẫn là ở tạm trên đất rừng, chưa có nơi nào để định cư. Ông Ngô Văn Tư vẫn ước mơ mình có miếng đất nho nhỏ để sống ổn định về già.

Cuộc sống của người dân bám biển đang khó khăn, còn đối với người dân giữ đất, giữ rừng, việc sản xuất hiện nay cũng chưa có chuyển biến tích cực. Ðể được hưởng thành quả từ cây rừng, người dân phải mất trung bình 15 năm trồng, chăm sóc, bảo vệ mới có thể khai thác được. Tuy nhiên, hiệu quả từ cây rừng cũng chưa cao. Trong khi đó, để chăm sóc, bảo vệ cho cây từ khi phát triển đến thời điểm thu hoạch, người dân phải lấy ngắn nuôi dài bằng cách nuôi thuỷ sản dưới tán rừng. Song, tình hình sản xuất dưới tán rừng hiện nay hết sức khó khăn.

Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Ông Tạ Trung Kiên, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái đang quản lý, bảo vệ và chăm sóc trên 4 ha đất rừng được hợp đồng giao khoán, cây rừng mới trồng lại sau khai thác được khoảng hơn 1 năm tuổi kết hợp nuôi thuỷ sản. Sau khi trừ diện tích mặt nước để nuôi thuỷ sản, diện tích còn lại để trồng rừng khoảng 3 ha. Qua 15 năm chăm sóc, ông Kiên được cho phép khai thác, thu nhập sau khi trừ chi phí hơn 150 triệu đồng. Con số này chưa bằng thu nhập từ nuôi tôm quảng canh truyền thống ở các vùng khác trong 1 năm với cùng diện tích.

Năm nay, ông Kiên đã 65 tuổi, như vậy, đến khi những cây rừng này được khai thác lần nữa thì ông Kiên chắc cũng đã bước vào cái tuổi xấp xỉ 80. Chỉ vài cái 15 năm là đã hết đời người, thế nhưng, với mức thu nhập như trên thì rõ ràng chưa cân xứng với công sức người dân bỏ ra.

Mấy năm qua, mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ rất xung yếu của ông Nguyễn Văn Tấn, ấp Sào Lưới Tây, xã Nguyễn Việt Khái phát huy hiệu quả tích cực. Mỗi héc-ta ốc len, trung bình 1 vụ nuôi 8 tháng, ông có thu nhập sau trừ chi phí bình quân gần 50 triệu đồng.

Trước đây, được sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Ban Quản lý rừng Sào Lưới thực hiện thí điểm giao 16 ha đất rừng phòng hộ xung yếu cho 3 hộ ở ấp Sào Lưới Tây, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân quản lý, bảo vệ kết hợp nuôi ốc len dưới tán rừng, với cam kết bao ví, đào kinh mương nhỏ, không làm ảnh hưởng đến cây rừng. Qua thời gian thực hiện đời sống người dân có chuyển biến tích cực. Cây rừng cũng được bảo vệ nghiêm ngặt hơn do người dân trực tiếp quản lý, bảo vệ.

Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới đã có đề án trình Sở NN&PTNT và UBND tỉnh để nhân rộng mô hình này và chọn đối tượng bà con là hộ nghèo sẽ nhận khoán để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Dự án này có quy mô khoảng 107 ha và dự kiến giao cho 24 hộ dân nuôi ốc len dưới tán rừng kết hợp quản lý, bảo vệ rừng. Ðây là hướng mở cho người dân trên đất rừng.

Không chỉ ở ốc len mà nhiều loài thuỷ sản khác dưới chân rừng có thể nuôi kết hợp có hiệu quả như: sò huyết, tôm tích, hàu lồng, cá mú… Ðây là những loại đặc sản có giá trị trên thị trường có thể mang lại thu nhập khá cho người dân.

Nằm ngay trên tuyến lộ ô-tô về trung tâm xã Nguyễn Việt Khái, tại ấp Sào Lưới Ðông, xã Nguyễn Việt Khái tồn tại 1 vườn chim hoang dã hàng chục năm nay. Vườn chim này cách trung tâm huyện Phú Tân khoảng 6 km. Trên diện tích hơn 3 ha rừng của gia đình ông Trần Văn Dễ và bà Cao Thị Quyên quản lý, sử dụng, nhiều loại chim cò, vạc, còng cọc  về đây sinh sôi. Song, đến bây giờ, vườn chim này vẫn do gia đình tự quản lý, nếu có sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp, các ngành thì đây sẽ là điểm du lịch sinh thái hiệu quả./.

Địa bàn huyện Phú Tân có 6 cửa sông thông ra biển, có hơn 2.600 hộ với hơn 13.000 dân cư sinh sống. Trong đó, nhiều khu vực cửa sông, ven rừng phòng hộ vẫn còn dân cư sinh sống bằng nghề biển với dụng cụ khai thác thô sơ, nhà cửa tạm bợ, không an toàn. Theo đó, chất lượng cuộc sống thấp, thiếu đường, nước sinh hoạt, việc đi lại, học hành của con em rất khó khăn. Hiện nay, nhu cầu di dời các hộ dân sống ven biển, ven rừng phòng hộ vào nơi an toàn là rất bức xúc, cần các cấp, các ngành quan tâm. Theo đó, tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề, giúp bà con nâng cao chất lượng cuộc sống và cho trẻ em đến trường dễ dàng hơn là vấn đề đáng quan tâm.

Bài và ảnh: Quốc Hiệp

顶: 862踩: 8