【kết quả trận cadiz】Với TPP, tổ chức công đoàn cần điều chỉnh thích hợp
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 09:59:16 评论数:
Hoạt động công đoàn cần gắn với lợi ích cụ thể của doanh nghiệp và người lao động |
Trước tiên, từ nhiều năm trước, nền kinh tế kế hoạch hóa với vai trò kinh tế nhà nước quyết định, không có sự cách biệt trong quan hệ lãnh đạo - công nhân, quan hệ lao động (LĐ) chi phối bởi mệnh lệnh hành chính... Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ LĐ thay đổi nhanh chóng, phức tạp, nhưng hoạt động CĐ chậm thay đổi. Hoạt động CĐ tại doanh nghiệp (DN) vẫn chưa xác định chức năng quan trọng đầu tiên là đại diện, bảo vệ NLĐ, mà vẫn theo nếp cũ; đồng thời chưa gắn hoạt động vì NLĐ. Vì vậy, nếu không thay đổi nội dung và phương thức hoạt động để NLĐ thấy CĐ thật sự cần thiết và mang lại quyền lợi thì tự bản thân NLĐ sẽ rời xa tổ chức CĐ hiện nay và đến với tổ chức đại diện thực sự cho họ.
Thứ hai, CĐVN hiện đang có hai hệ thống CĐ ngành và Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố chỉ đạo các CĐ trên cơ sở, cơ sở trực thuộc theo quy định điều lệ. Mô hình tổ chức này tồn tại từ nhiều năm, gắn với mô hình hệ thống quản lý hành chính, chủ quản hệ thống DN nhà nước. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi các mô hình và cách thức quản lý. Với mô hình tổ chức như hiện nay, CĐ được sắp xếp theo vị trí địa giới hành chính, theo phân cấp quản lý, mất đi tính ngành nghề là thuộc tính cơ bản đầu tiên của CĐ. Do đó, NLĐ khó có sự đồng cảm, những bản thỏa ước LĐ tập thể khó có tiếng nói chung mang tính chất riêng ngành nghề, chưa tạo nên sức mạnh tập thể.
Tham gia TPP, khi tổ chức đại diện cho NLĐ được thành lập, tổ chức này chỉ hoạt động vì NLĐ ở DN và họ được thành lập hoặc gia nhập tổ chức NLĐ cấp trên DN, sự kiên kết này trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện sẽ không bị chi phối bởi mô hình về hành chính hoặc hệ thống quản lý. Như vậy, do yêu cầu hoàn toàn tự nhiên, tổ chức này sẽ phát triển và có sức mạnh của liên kết giữa những NLĐ, khi đó sẽ là lực lượng đối trọng với mô hình hiện tại của CĐVN.
Thứ ba, vai trò của cán bộ rất quan trọng, quyết định sự phát triển của tổ chức. Hiện tại, người đứng đầu CĐ cơ sở (chủ tịch) thường là những người có chức vụ trong đơn vị DN, song là những người phụ thuộc vào giới chủ nên việc hoàn toàn đứng về phía NLĐ còn nhiều hạn chế. Tham gia TPP, tổ chức đại diện NLĐ được thành lập ở DN và họ tự chọn cho mình người lãnh đạo, tách biệt hoàn toàn với người sử dụng LĐ, thì vai trò đại diện, đấu tranh vì NLĐ sẽ kiên quyết hơn, gắn nhiều hơn với quyền lợi NLĐ. CĐVN cũng cần nghiên cứu để thay đổi chính sách, tiêu chuẩn cán bộ CĐ ở cơ sở đi kèm với đó là yêu cầu về năng lực và các tiêu chuẩn đãi ngộ cho cán bộ CĐ.
Thứ tư, về tài chính, tổ chức của NLĐ tại DN có quyền không kém các tổ chức CĐ cơ sở trong hệ thống CĐVN, kể cả việc hưởng 2% từ người sử dụng LĐ. Hiện tại, phân bổ tài chính của CĐVN được quy định: CĐ cơ sở được giữ lại 65% kinh phí CĐ (nguồn 2% kinh phí từ DN) và 60% đoàn phí, còn nộp lên cấp trên. Khi tổ chức đại diện cho NLĐ được thu (nguồn 2% từ DN và 1% đoàn phí) và sử dụng 100% số thu không phải nộp cho ai. Như vậy, số tiền chi cho hoạt động và NLĐ tại DN sẽ cao hơn nhiều so với CĐ cơ sở tương đương đang trực thuộc CĐVN. Rõ ràng, nếu các cấp trên của CĐ cơ sở không có những hoạt động cần cho cơ sở, không có sự hỗ trợ cơ sở thì NLĐ sẽ thấy sự bất hợp lý và tự họ sẽ lo cho họ. Đây cũng là một nội dung quan trọng tổ chức CĐ cần nghiên cứu, điều chỉnh khi TPP chính thức có hiệu lực.
Nếu hoạt động thật sự hiệu quả, được NLĐ tin tưởng, thì CĐVN sẽ phát triển thêm nhiều tổ chức, đoàn viên. Ngược lại, nếu hoạt động hời hợt, không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ thì các tổ chức mới ra đời sẽ là nơi thu hút đoàn viên (kể cả đoàn viên CĐVN). Họ sẽ tự liên kết để bảo vệ quyền lợi, khi đó CĐVN khó có sức mạnh thật sự, khó tồn tại vững bền. |