【kết quả trân đấu đêm qua】HIV/AIDS diễn biến phức tạp
作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:02:43 评论数:
(CMO) Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là công tác điều trị. Ðể đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS được điều trị liên tục, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 được ngành y tế phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, tạo mọi điều kiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị.
Luỹ tích đến nay, Cà Mau có hơn 3.000 người nhiễm HIV/AIDS, trung bình mỗi năm tỉnh phát hiện trên 300 ca nhiễm mới, trong đó có khoảng 80% người nhiễm được tiếp cận với các dịch vụ điều trị; 100% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS.
Thời gian qua, bên cạnh can thiệp dự phòng, ngành y tế triển khai nhiều giải pháp để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị.
Tư vấn điều trị trước phơi nhiễm HIV tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau. |
Bác sĩ Huỳnh Văn Hùng, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Tỉnh đã triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng, đồng thời triển khai dịch vụ điều trị Methadone thay thế chất gây nghiện để hạn chế lây truyền HIV qua đường bơm kim tiêm. Chúng tôi đã triển khai dịch vụ điều trị trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi-rút (PrEP). Hiện nay, dịch HIV/AIDS có xu hướng chuyển dịch từ các nhóm nguy cơ cao như người nghiện chích ma tuý, mua bán dâm sang nhóm quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ mang thai nên công tác phòng, chống và điều trị gặp không ít khó khăn”.
Trong năm 2021, dịch Covid-19 đã gây gián đoạn các hoạt động dự phòng như công tác tuyên truyền và xét nghiệm sàng lọc cộng đồng. Do đó, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị.
Phòng khám và điều trị ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau hiện đang quản lý và điều trị cho gần 900 bệnh nhân trong tỉnh, hơn 100 bệnh nhân lưu trú từ các tỉnh khác. Trong tình hình dịch Covid-19, phòng khám đã linh hoạt triển khai các biện pháp để bệnh nhân được điều trị liên tục.
Bác sĩ Phạm Hoàng Khẳng, công tác tại phòng khám và điều trị ngoại trú HIV/AIDS, thông tin: “Một số bệnh nhân HIV/AIDS không đến khám trực tiếp, để đảm bảo công tác điều trị liên tục, chúng tôi liên hệ với bệnh nhân qua điện thoại để đánh giá diễn biến của bệnh, đồng thời cho người nhà đến nhận thuốc về uống. Ðối với bệnh nhân đến khám trực tiếp, chúng tôi đảm bảo công tác sàng lọc phòng, chống Covid-19, tạo điều kiện để người bệnh tiếp cận với các dịch vụ điều trị sớm”.
Bác sĩ Huỳnh Văn Hùng cho biết thêm: “Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, chúng tôi kêu gọi đến các cấp, các ngành và chính quyền địa phương làm thế nào để tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt là trong giới trẻ nắm được kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS. Ðối với những người có hành vi nguy cơ mắc HIV nên đến các cơ sở y tế xét nghiệm sớm để tiếp cận với các dịch vụ điều trị sớm thì kết quả điều trị sẽ cao”.
Dự báo, tình hình dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, vì vậy song song với công tác phòng, chống Covid-19, các địa phương cần tăng cường kiện toàn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đẩy mạnh tuyên truyền để những đối tượng có nguy cơ cao được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và điều trị hiệu quả, tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030./.
Minh Khang