HƠN 1,Đồnghagravenhvớiphụnữkhoacutekhăkết quả trận hammarby5 TỶ ĐỒNG THỰC HIỆN DỰ ÁN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Trong các chương trình, hoạt động chăm lo đời sống phụ nữ phải kể đến Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Theo đó, Bình Phước được phân bổ 1,582 tỷ đồng thực hiện dự án này, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 1,375 triệu đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 207 triệu đồng. Từ khi tham gia Chi hội Phụ nữ thôn, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền ở thôn Đắk Nung, xã Đắk Nhau ngoài thường xuyên dự các buổi sinh hoạt của chi hội, nắm thông tin hữu ích còn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình Từ nguồn vốn này, Hội LHPN tỉnh tập trung triển khai thực hiện 4 nội dung. Đó là, tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, trang bị kiến thức về bình đẳng giới. Song song đó, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện, hỗ trợ nữ phụ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Cụ thể, đã thành lập và duy trì hoạt động 91 tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức 146 cuộc truyền thông cộng đồng về nội dung xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, hội LHPN cấp tỉnh và huyện đã thành lập 17 địa chỉ tin cậy cộng đồng với 284 thành viên để hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ bị bạo hành; tổ chức 6 đợt tập huấn cho gần 300 người là ban chủ nhiệm, thành viên, hội viên nòng cốt của mô hình này. Đồng thời khảo sát, thành lập và ra mắt 11 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, với 330 thành viên. Tổ chức nhiều cuộc truyền thông cho hàng trăm hội viên, phụ nữ, cặp vợ chồng trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình. Nhờ thực hiện nhiều nội dung, chương trình, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả giúp phụ nữ, trẻ em ở 5 huyện: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, Lộc Ninh, Phú Riềng với 46 thôn đặc biệt khó khăn được hưởng thụ đã thay đổi tích cực; phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức, từ đó chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bà Thị Geo, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Đắk Xuyên, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng cho biết: Trước đây, tôi chỉ nuôi 3 con heo. Từ khi tham gia Chi hội Phụ nữ thôn, tôi được Chi hội trưởng và chị em quan tâm, tạo điều kiện giới thiệu vay vốn 50 triệu đồng. Từ số tiền này, tôi mua 3 con bò giống và mấy con heo. Đến nay, gia đình tôi có 11 con heo và 15 con bò. Việc đầu tư chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế gia đình ổn định hơn nhiều. Tham gia hội phụ nữ, tôi được truyền đạt rất nhiều kiến thức hữu ích cho cuộc sống, phát triển kinh tế. Từ đó tôi thấy mình tự tin hơn. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC HỖ TRỢ PHỤ NỮ Với sự tiếp sức thông qua chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể như: nâng cao kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho phụ nữ, phát huy vai trò chủ động, tích cực của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc, nông thôn mới và các hoạt động an sinh xã hội khác. Qua đó, hội LHPN các cấp đã tổ chức 103 cuộc tuyên truyền cho gần 11.360 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Đồng thời, phối hợp kết nối các nguồn lực hỗ trợ, xây dựng nhiều mô hình sinh kế phù hợp cho hội viên, phụ nữ khó khăn tại các xã biên giới với tổng kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo của Hội LHPN tỉnh giúp gần 255 phụ nữ nghèo tại 3 huyện biên giới vay hơn 2,540 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Đắk Nhau, huyện Bù Đăng là xã đặc biệt khó khăn. Từ khi tham gia Chi hội Phụ nữ thôn, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền ở thôn Đắk Nung, xã Đắk Nhau ngoài thường xuyên dự các buổi sinh hoạt của chi hội, nắm thông tin hữu ích, chị còn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình. Chị Tuyền chia sẻ: Gia đình tôi hiện có 4 ha đất trồng sầu riêng, cà phê và bơ. Mấy năm nay, kinh tế khó khăn nên việc đầu tư chăm sóc vườn cây gặp khó khăn do thiếu kinh phí. Năm 2023, thông qua Chi hội Phụ nữ thôn, tôi được vay 60 triệu đồng để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống tưới nước cho vườn sầu riêng, cà phê. Đây là nguồn động viên rất lớn để gia đình tôi cố gắng lao động phát triển kinh tế. Từ những nguồn lực, việc làm thiết thực đã giúp nhiều hội viên vươn lên trở thành gương làm kinh tế giỏi, có những mô hình hay được nhân rộng, tạo việc làm cho các hội viên phụ nữ. Từ đó, giúp phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Đồng thời, khơi dậy ý chí vươn lên, phát huy nội lực của phụ nữ ở các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh; lan tỏa sự chủ động, tự tin của phụ nữ trong thời kỳ mới. Qua đây cho thấy ý nghĩa, sức mạnh của cộng đồng trong việc chung tay giúp phụ nữ cùng nhau tiến bộ và không để ai bị bỏ lại phía sau. |