Trong phiên giao dịch đầu tuần vào ngày thứ Ba (27/5) tại Mỹ,ávànghômnayGiávàngthếgiớitiếptụclaodốtỉ số đá bóng hôm qua giá vàng thế giới giảm gần 100 đôla Mỹ xuống còn 1.283 USD/Oz (vào khoảng 32,73 triệu đồng/lượng). Trong khi đó, trên thị trường thế giới, phiên giao dịch ngày 27/5 đã chứng kiến cảnh giá vàng lao dốc xuống sát 1.260 USD/Oz, đánh dấu sự giảm giá xuống thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây. Sở dĩ có sự lao dốc này là vì các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo vàng, chuyển sang đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Xét về nguyên nhân sâu xa, các nhà đầu tư đang cảm thấy mất kênh đầu tư trú ẩn an toàn mà vàng mang lại bấy lâu đã dần suy giảm khi cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Giá vàng thế giới giảm giá do ảnh hưởng từ khủng hoảng Ukraine
Cuối tuần qua, giá vàng tiếp tục chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mặc dù có những động thái mới từ hai vị tổng thống của Nga và Ukraine, nhưng theo các chuyên gia khủng hoảng giữa hai quốc gia này vẫn chưa có dấu hiệu ‘giảm nhiệt’, điều này tất yếu ảnh hưởng lên sức mua của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến giá vàng toàn thế giới.
Theo thống kê của Kitco.com về lịch sử giá vàng trong 10 năm qua, giá vàng thế giới đã đạt đỉnh vào năm 2011 ở mức 1.900,3 USD/Oz. Đến năm 2013, giá vàng lại giảm xuống còn 1.182 USD/Oz, sau đó tăng lên trên 1.300 USD/Oz vào tháng 3 năm 2014 và đang ở mức trung bình từ 1.291 đến 1.294 USD/Oz trong tuần qua.
Theo các chuyên gia, nếu giá vàng thế giới tiếp tục giảm thì chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ càng lớn, nhưng sẽ không thể lớn hơn nữa so với mức chênh lệch như hiện nay.
Trang Ly
Giá vàng hôm nay: kiểm soát tốt tránh được sốt giá ảo