Rằm tháng Giêngcòn gọi là Tết Nguyên tiêu,ằmthángGiênggiúpđẩygiátrầucautăngcaokỷlụpohang – ulsan hyundai là ngày lễ quan trọng trong tâm thức của người Việt. Vì thế việc cúng rằm còn có ý nghĩa mong cho gia đình một năm mới an lành, may mắn. Ở nhiều chợ, giá cả đa số mặt hàng hoa cúng, cau, trầu tăng giá mạnh, còn mặt hàng thực phẩm "hạ nhiệt", bình ổn hơn so với dịp Tết Âm lịch.
Cúc Đà Lạt tăng giá kỷ lục dịp rằm tháng Giêng
Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2016, các làng hoa ở Đà Lạt bắt đầu nhộn nhịp người thu hoạch hoa để kịp thời cung cấp ra thị trường. Đến rằm tháng Giêng, hoa cúc được ưa chuộng hơn cả nên có giá cao nhất trong các loại hoa của Đà Lạt.
Hoa cúc Đà Lạt tăng giá kỷ lục vào thời điểm rằm tháng Giêng do khan hiếm hàng. Ảnh Dân Trí
Hiện giá hoa cúc bán tại vườn dao động từ 2.500 - 3.000 đồng/cành tùy loại; trong đó cúc kim cương cắt cành có mức cao nhất 3.000 đồng/cành. Các loại cúc sa phia 2.500 đồng/cành, cúc tua xanh và cúc kim cương lưới từ 2.700 - 3.000 đồng/cành. Không chỉ các loại cúc cắt cành được giá, cúc chùm nhiều màu hiện cũng được bán với giá tăng gấp đôi so với ngày thường, lên 10.000- 12.000 đồng/bó (5 cành).
Không riêng hoa cúc, nhiều loại hoa khác hiện cũng được giá trong thời điểm rằm tháng Giêng, cao gần bằng giá bán dịp Tết. Cụ thể như hoa cát tường 70.000 đồng/kg, đồng tiền 60.000 đồng/bó, lay ơn 35.000- 40.000 đồng/bó (10 cành)…
Trao đổi với báo Dân Trí, anh Nguyễn Tiến Lực, một thương lái chuyên thu mua nông sản Đà Lạt cho biết: “Thị trường TPHCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ cúc mạnh nhất. Thời điểm hiện tại giá cao hơn rất nhiều lần, đặc biệt trúng rằm tháng Giêng nên nhu cầu hoa cúng tăng cao, chính vì vậy mặt hàng này đang trở nên khan hiếm. Tôi phải vào tận nhà vườn đặt cọc tiền trước 1 tuần, họ mới để dành hoa cho mình”.
Giá cau, trầu tăng mạnh
Bên cạnh mặt hàng hoa, các đồ cúng rằm tháng Giêng khác như trầu, cau,… cũng được dịp tăng giá mạnh, trong đó gian bán hàng mã là đông khách mua nhất. Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, chị Ngọc (một tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân) cho biết: “Năm nào cũng thế, ra Tết chuối rất đắt hàng vì nhiều gia đình làm lễ đầu năm. Giá có nhích lên so với dịp Tết, như hôm nay là 3.000 - 3.500 đồng/quả” - chị Ngọc nói.
Giá các mặt hàng đồ cúng rằm tháng Giêng như trầu, cau cũng được dịp tăng giá ào ào. Ảnh Tuổi Trẻ
Đặc biệt mặt hàng cau, trầu giá quá cao so với ngày thường và cũng đắt khách. Tại chợ Hà Đông, dao động 20.000 - 30.000 đồng/quả. Bà Nguyên, tiểu thương bán đồ lễ chợ Hà Đông, giải thích do trong năm sương muối nhiều nên cau khó đậu quả. Chính vì thế chọn được những buồng cau quả xanh mà có râu là rất hiếm.
Tuy nhiên, những buồng cau đẹp, dù giá cao nhưng được nhiều người chọn mua vì cho rằng mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu quả cau, lá trầu.
Thực phẩm, rau xanh giá ổn định như ngày thường
Trái với đà tăng giá vèo vèo của hoa quả, trầu, cau,… giá thực phẩm và rau xanh trong dịp cúng rằm tháng Giêng vẫn được giữ bình ổn như những ngày thường. Theo đó giá thịt lợn mông, ba chỉ giao động quanh mức 100.000 đồng/kg. Thịt bò mông, thăn 230.000 - 280.000 đồng/kg. Hải sản có đắt hơn nhưng không đáng kể so với ngày thường như tôm sú loại to (30 con/kg) 300.000 - 350.000/kg.
Dù nhu cầu tăng mạnh trong dịp rằm tháng Giêng nhưng các mặt hàng thực phẩm, rau xanh vẫn giữ giá bình ổn. Ảnh minh họa
Theo quan sát, hàng gà cũng rất đông khách. Gà trống giá 100.000 -120.000 đồng/kg, gà luộc sẵn 150.000 - 180.000 đồng/kg. Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng, các mặt hàng xôi gấc, xôi đỗ, bánh chưng cũng được nhiều người mua. Giá bánh chưng dao động 40.000 - 50.000 đồng/cái, xôi 15.000 - 50.000 đồng/đĩa tùy loại.
Các tiểu thương bán hàng tại chợ cho hay thực phẩm, rau xanh đều đắt hàng hơn vào ngày rằm tháng Giêng, tuy nhiên giá không chênh lệch mấy so với ngày thường. Giá bắp cải chỉ 10.000 - 14.000 đồng/kg, cà chua 13.000 - 15.000 đồng/kg, su hào 6.000 đồng/củ...
Phan Huyền (T/h)
Tiếp tục tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển Quảng Nam