当前位置:首页 > Cúp C2 > 【torino vs juventus】OPEC+ đối mặt với nhiều áp lực dư cung, giá dầu giảm

【torino vs juventus】OPEC+ đối mặt với nhiều áp lực dư cung, giá dầu giảm

2025-01-10 21:02:05 [Thể thao] 来源:Empire777
Giá dầu suy yếu trước thềm họp OPEC+,đốimặtvớinhiềuáplựcdưcunggiádầugiảtorino vs juventus bất ngờ nào có thể xảy ra? OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 Vì sao Brazil gia nhập OPEC+?

Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chưa đạt đỉnh trong ít nhất một thập kỷ tới, trong khi nguồn cung từ các nước bên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đặc biệt là Mỹ, tăng nhanh hơn ước tính trước đó”, công ty tư vấn Rapidan Energy Group cảnh báo.

Giá dầu Brent đã giảm 11% trong năm nay bất chấp mức tiêu thụ toàn cầu tăng kỷ lục và hiện đang giao dịch quanh mức 75 USD/thùng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chậm lại và nguồn cung từ Mỹ và các nơi khác tăng vọt.

Việc Saudi Arabia và các đối tác trong OPEC cắt giảm sản lượng không có tác động đến các nhà giao dịch. Về lâu dài, triển vọng về dầu mỏ có vẻ mong manh khi các nhà dự báo như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng mức tiêu thụ sẽ đạt mức tối đa trong thập kỷ này, khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng năng lượng carbon thấp và xe điện để tránh tình trạng biến đổi khí hậu thảm khốc.

OPEC+

OPEC+ đối mặt với cuộc chiến mới để tránh sự sụt giảm của giá dầu

Trong khi đó, việc cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và việc áp dụng xe điện có thể sẽ đủ để hạn chế nhu cầu dầu sớm như vậy.

Theo Rapidan Energy Group, OPEC+ phải đối mặt với áp lực trong vài năm tới từ nguồn cung của đối thủ tăng vọt. Nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng 700.000 thùng/ngày mỗi năm cho đến năm 2030, nhờ tăng trưởng ở Mỹ, Guyana và Brazil.

Báo cáo của Rapidan cũng cho biết, OPEC+ nắm giữ tổng công suất sản xuất dự phòng gần 5 triệu thùng/ngày - tương ứng khoảng 5% nguồn cung thế giới và phải điều chỉnh lợi nhuận một cách “thận trọng”.

OPEC có thể khôi phục sản lượng sau năm 2030, khi tăng trưởng nguồn cung ngoài tổ chức này chậm lại sẽ khiến thị trường toàn cầu thắt chặt nghiêm trọng”, Rapidan dự báo.

Các nguyên tắc cơ bản yếu kém sẽ yêu cầu sự quản lý nguồn cung hiệu quả của OPEC+ trong 5 năm tới để giữ giá dầu ở mức 80-100 USD. Chúng tôi cho rằng, OPEC+ sẽ quản lý thị trường thành công trong bối cảnh các điều kiện thắt chặt hơn vào cuối thập kỷ này”, báo cáo cho biết thêm.

Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu năng lượng FGE, thị trường sẽ vẫn cân bằng để bắt đầu năm mới do mục tiêu sản lượng của OPEC+ không thay đổi. FGE dự báo mục tiêu sản xuất mới của OPEC+ sẽ dao động quanh mức 37,1 triệu thùng/ngày trong quý đầu năm 2024.

Theo FGE, OPEC sẽ có mức độ kiểm soát ngày càng tăng đối với thị trường và có thể bắt đầu định vị “cuộc chơi” vào nửa cuối năm 2024.

Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về tình trạng dư cung

Giá dầu giảm hơn 3% trong phiên giao dịch 12/12 xuống mức thấp nhất trong sáu tháng do lo ngại về tình trạng dư cung và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ bất ngờ tăng.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 2/2024 giảm 2,79 USD (3,7%) xuống 73,24 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2024 cũng giảm 2,71 USD (3,8%) xuống 68,61 USD/thùng.

OPEC
Giá dầu thế giới ngày càng xuống thấp

CPI của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11/2023 càng củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khó có thể cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới.

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2024 khi OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra các mức độ khác nhau.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo giá dầu Brent năm 2024 khoảng 10 USD/thùng. Như vậy, giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 83 USD/thùng so với dự kiến được công bố vào tháng trước là 93 USD/thùng.

Mặc dù OPEC+ đã cắt giảm sản lượng nhiều lần kể từ quý IV/2022, song lượng dầu dự trữ trên toàn cầu vẫn gần bằng mức trung bình trong dài hạn, trong khi giá dầu giao kỳ hạn và mức chênh lệch giá chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình.

Các kho dự trữ dầu thô và các sản phẩm tinh chế thương mại tại nhiều nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đạt tổng cộng 2,841 tỷ thùng tính đến cuối tháng 10/2023.

Lượng dầu tại các kho dự trữ thương mại của OECD chỉ thấp hơn 19 triệu thùng so với mức trung bình theo mùa trong 10 năm, so với mức 218 triệu thùng trong tháng 3/2022.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读