当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【mua kèo bóng đá】Cần đánh giá kỹ tác động của chính sách đến đời sống giáo viên 正文

【mua kèo bóng đá】Cần đánh giá kỹ tác động của chính sách đến đời sống giáo viên

2025-01-10 19:48:54 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:100次
Chú thích ảnh
Đại biểu Đỗ Huy Khánh,ầnđánhgiákỹtácđộngcủachínhsáchđếnđờisốnggiáoviêmua kèo bóng đá Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Lương giáo viên đã được giải quyết?

Đại biểu Trần Văn Thức, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ, dự án Luật Nhà giáo đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Các quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng qua các kỳ Đại hội đều nhất quán xác định “lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng, cốt lõi, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo”. Đồng thời, khẳng định cần “Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn” và đặt ra yêu cầu “cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo”.

Đại biểu Trần Văn Thức cho biết: "So với quy định hiện hành tại các các luật có liên quan, dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều quy định mới, trong đó có quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo".

"Từ thực tiễn kinh nghiệm quản lý trong ngành Giáo dục, tôi nhận thấy thực trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ, đặc biệt là đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ngày càng trầm trọng. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục thiếu vai trò chủ trì, nên không thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Việc phân cấp công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì ở hầu hết các địa phương, cơ quan chuyên môn là Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), phòng GD&ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên, không thể chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn. Hệ quả của vấn đề này được thể hiện rõ trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát: Địa phương không thể tuyển được giáo viên, không thể tổ chức dạy một số môn học…", đại biểu Trần Văn Thức phân tích. 

Về chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp, chế độ ưu đãi, Đại biểu Trần Văn Thức cho rằng, lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, chưa đủ để đảm bảo mức sống, nhất là những giáo viên trẻ, mới vào nghề và sống ở khu vực đồng bằng, thành phố. Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, địa phương thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số giáo viên còn thiếu và chuẩn bị đội ngũ triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới…

Đại biểu Trần Văn Thức cũng chỉ ra, lương của nhà giáo “được ưu tiên xếp cao nhất” trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI sau hơn 10 năm vẫn không thể đi vào đời sống, khi Chính phủ không quy định bảng lương riêng đối với nhà giáo, nhưng đã được quy định tại dự án Luật lần này.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho biết, tại phiên thảo luận tổ ngày 9/10/2024, còn nhiều ý kiến thảo luận của ĐBQH trao đổi về các nội dung hành vi nhà giáo không được làm, như ép buộc học sinh học thêm… Đề nghị Bộ GD&ĐT cần phối hợp ban hành Thông tư để quy định cụ thể trong thực tế.

"Trong tổ thảo luận ghi nhận ý kiến 2 chiều, tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, cần có quản lý phù hợp, không phải cứ không quản được thì cấm. Việc quản lý học thêm, dạy thêm phù hợp cũng đáp ứng nhu cầu của nhiều bậc phụ huynh. Do đó cần có cơ chế quản lý. Ngoài ra, tại điểm B khoản 1, điều 16, quy định về tuyển dụng nhà giáo, thông qua xét tuyển, thi tuyển cần có thực hành sư phạm. Một số ý kiến cho rằng việc này không cần thiết, nhưng nghề giáo có tính chất đặc thù cần có những quy định đặc thù", đại biểu Đõ Huy Khánh cho hay.  

Cần đánh giá kỹ tác động của chính sách 

Cũng tại Nghị trường, những vấn đề nóng trong giáo dục như việc bảo vệ giáo viên trong bối cảnh hiện nay cần được làm rõ. Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, nhà giáo cần được đảm bảo môi trường an toàn trong hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh những quy định của dự thảo Luật về quyền nhà giáo được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp, tại báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự thảo Luật phân tích các quy định hiện hành đối với nhà giáo chỉ đề cập đến việc cấm nhà giáo thực hiện, chưa có những quy định về việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường không được làm đối với giáo viên. 

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜