Thông tin 90% người Việt dùng gạo “bẩn” hoàn toàn sai sự thật | |
Giá gạo Việt tăng lên mức cao nhất trong 9 năm | |
Làm đúng chuẩn,chớpkèo bòng đá gạo Việt Nam có thể xuất khẩu với giá 3.000 – 4.000 USD/tấn |
Gạo Việt còn khá nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu tại thị trường EU trong thời gian tới. Ảnh: Internet |
Tiềm năng xuất khẩu rất lớn
Ngày 4/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.
Ngay sau đó, ngày 7/9, Bộ NN&PTNT ban hành quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp các thủ tục làm chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU, tạo nền tảng cho doanh nghiệp sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy định.
Trao đổi với báo chí hôm nay 8/9, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, thực tế, việc chuẩn bị hành trang để hạt gạo Việt sang EU đã được Bộ NN&TNT triển khai trong một thời gian dài.
Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).
Đặc biệt, EU sẽ mở cửa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm).
Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa thơm tại các tỉnh vùng ĐBSCL hàng năm đạt khoảng 25% tổng diện tích gieo cấy, tương đương khoảng 1 triệu ha, sản lượng lúa thơm ước đạt 5,5 triệu tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm.
Trong khi đó theo EVFTA, lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000 tấn, tương đương với 1,2% lượng gạo thơm sản xuất trong vùng. Vì vậy, tiềm năng xuất khẩu gạo thơm còn rất lớn.
“Nếu thực hiện tốt các quy định của EU và xuất khẩu được 30.000 tấn gạo thơm nói riêng và 80.000 tấn gạo nói chung theo hạn ngạch sang EU với giá bán cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam”, ông Cường nhận định.
Rà soát, bổ sung giống lúa được ưu đãi
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, hàng năm Việt Nam xuất khẩu gạo từ 6-6,5 triệu tấn gạo, trong đó lượng gạo xuất khẩu tập trung chủ yếu tại vùng ĐBSCL.
Với riêng thị trường EU, năm 2019, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào EU là 50.000 tấn, trị giá 28,5 triệu Euro. Trong khi đó, tổng nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn, kim ngạch 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myamnar, 1/4 Campuchia.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, gạo Việt nam có tiềm năng lớn để xuất khẩu vào EU khi mở rộng được hạn ngạch.
Theo quy định tại Hiệp định EVFTA, hiện có 9 giống lúa thơm sau xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan gồm: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.
“Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo rà soát lại danh mục giống lúa thơm đang trồng phổ biến tại sản xuất, đồng thời phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của EU để xuất chỉnh sửa, bổ sung Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất”, ông Nguyễn Như Cường cho biết thêm.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý, ngay sau Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT đã nhanh chóng ban hành Quyết định về việc chứng nhận cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Hiện nay đã có 3 đơn vị nộp hồ sơ về Bộ, thời gian hoàn thành việc chứng nhận trong vòng 5 ngày. Các doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ hành chính công của Bộ NN&PTNT, hoặc gửi qua bưu điện. Việc chứng nhận doanh nghiệp sẽ được hoàn toàn miễn phí:
“Nghị định 103/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp có gạo thơm trong danh sách trong Hiệp định EVFTA và có đơn hàng xuất khẩu gạo thơm cần khẩn trưởng gửi hồ sơ ra Cục Trồng trọt để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cho doanh nghiệp, sớm xuất khẩu sang EU”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.