Sau khi Mỹ không kích căn cứ không quân Syria và thả “bom mẹ” xuống mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan,ĐiểmnngTriềsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá brisbane roar gặp western united nhiều người lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ra lệnh tương tự với Triều Tiên làm cho tình hình khu vực này lại thêm căng thẳng. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukkuksong-2 trong cuộc duyệt binh. Ảnh: REUTERS Người đứng đầu các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã hủy cuộc tập trận của tàu sân bay Carl Vinson và các chuyến ghé thăm theo kế hoạch ở Australia, đồng thời chuyển hướng cụm tàu tấn công của tàu sân bay này sang vùng biển sát bán đảo Triều Tiên. Mỹ đang cân nhắc các hành động “hạn chế” đối với cái mà họ gọi là mối đe dọa từ Triều Tiên. Theo thông cáo của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nhóm tàu tấn công Carl Vinson bao gồm tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson, nhánh không quân CVW2, các khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke - USS Wayne E. Meyer và USS Michael Murphy, cùng tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga, sẽ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương thay vì thực hiện những chuyến ghé thăm cảng ở Australia như đã định trước đó. Ông Trump từng coi Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới. Một số quan chức Mỹ tiết lộ với Navy Times rằng Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đang hoàn thiện các phương án tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên để sử dụng khi cần thiết Tuy nhiên, động thái của Triều Tiên cho thấy nước này không dễ bị bắt nạt. Hôm 15-4, Triều Tiên đã tiến hành cuộc duyệt binh rầm rộ để phô trương sức mạnh quân sự tại thủ đô Bình Nhưỡng nhân dịp 105 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành. Trong ngày lễ lớn nhất nước này, Triều Tiên đã trình làng xe tăng, hệ thống tên lửa phóng loạt và nhiều vũ khí khác. Đáng chú ý trong đó là sự xuất hiện của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukkuksong, có tầm bắn trên 1.000km. Phiên bản tên lửa mới có tên Pukkuksong-2 (KN-15), bay được 500km trong lần phóng thử được Triều Tiên mô tả là “thành công” hồi tháng 2-2017. Chuyên gia quân sự Joshua Pollack ở Washington nhận định việc Triều Tiên ra mắt Pukkuksong-2 cho thấy nước này tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển SLBM vốn khó bị phát hiện hơn. Các tên lửa đạn đạo Scud-ER, tên lửa đất đối không KN-06, tên lửa chống hạm và rốc-két đa nòng 300mm cũng lần lượt xuất hiện trong cuộc duyệt binh. Phát biểu tại lễ duyệt binh, ông Choe Ryong-Hae, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên và được xem là nhân vật quyền lực thứ hai ở nước này, gửi thông điệp cảnh báo đến Mỹ khi tuyên bố Triều Tiên đã sẵn sàng tiến hành tấn công hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân. Dù vậy, không ít nhà phân tích an ninh quốc tế tin rằng chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên khó xảy ra. Bà Melissa Hanham, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chống phổ biến hạt nhân James Martin (Mỹ), nhận định với trang The Huffington Post rằng dù vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có bị Mỹ vô hiệu hóa thì quốc gia này vẫn có lực lượng quân sự truyền thống đủ mạnh để gây tổn thất nặng nề cho Hàn Quốc. Triều Tiên hiện là quốc gia có quân số thường trực thuộc loại đông nhất thế giới (hơn 1,3 triệu) và được đánh giá cao về pháo binh. Chưa hết, theo giới phân tích, khoảng 28.000 lính Mỹ ở Hàn Quốc, 50.000 lính Mỹ ở Nhật Bản cùng hàng chục ngàn sinh viên, doanh nhân, du khách và những người Mỹ khác ở 2 nước đồng minh này đều có nguy cơ trở thành mục tiêu của vũ khí Triều Tiên. Trước mắt, có vẻ Washington cũng thấy rõ một chiến lược phi quân sự vẫn là tối ưu lúc này. Tờ The Washington Post cho biết chính sách chính thức của chính quyền ông Trump đối với Triều Tiên không nhằm “thay đổi chế độ” mà tìm cách “gây sức ép tối đa” thông qua biện pháp trừng phạt và những phương tiện ngoại giao khác. Mục tiêu là buộc Bình Nhưỡng ngưng hoạt động tên lửa, hạt nhân bị cấm và trở lại con đường đàm phán. Chính sách trên đã nhận được sự nhất trí của toàn bộ quan chức hàng đầu trong Hội đồng An ninh quốc gia vào đầu tháng này. NGUYỄN TẤN tổng hợp |