欢迎来到Empire777

Empire777

【bxh hong kong premier league】Kiểm soát vay nợ của chính quyền địa phương

时间:2025-01-25 22:08:15 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

kiem soat vay no cua chinh quyen dia phuong

TP.HCM nếu không vay nợ sẽ thiếu hụt nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh: ST

Trong tổng số vay nợ của chính quyền địa phương,ểmsoátvaynợcủachínhquyềnđịaphươbxh hong kong premier league vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ 2.872 tỷ đồng; tạm ứng tồn ngân Kho bạc 3.336 tỷ đồng; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 7.400 tỷ đồng (Hà Nội 3.000 tỷ đồng, TP.HCM 3.000 tỷ đồng, Đà Nẵng 1.100 tỷ đồng và Bắc Ninh 300 tỷ đồng).

Phân bổ vốn ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội

Thời gian qua, Chính phủ đã chú trọng phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho hàng loạt các dự án, tiểu dự án giao thông, thuỷ lợi của các địa phương, gồm hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã, các dự án thuỷ lợi miền núi, thuỷ lợi Đồng bằng sông Hồng, thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long, an toàn hồ chứa, kè biên giới và các dự án giao thông, thuỷ lợi cấp bách khác, góp phần đáng kể phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương.

Việc ưu tiên bố trí vốn trái phiếu Chính phủ còn để thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp học, xoá bỏ tình trạng “tranh tre nứa lá”, đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh, một số bệnh viện lao, tâm thần, góp phần đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân, giảm tải các bệnh viện ở tuyến Trung ương.

Chính phủ cũng đã đã tăng cường ưu tiên phân bổ vốn ODA cho các địa phương. Chỉ tính trong giai đoạn 2010-2014, đã thực hiện cấp phát bổ sung có mục tiêu cho các địa phương 59.658 tỷ đồng, bình quân đạt 11.930 tỷ đồng/năm. Trong đó, chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, trường học, bệnh viện, phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xoá đói, giảm nghèo, tăng cường cho quỹ đầu tư phát triển địa phương trong cả nước.

Ngoài ra, còn có các nguồn vốn huy động của chính quyền địa phương từ vay tồn ngân Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và Luật Quản lý nợ công cũng đã góp phần quan trong giúp các địa phương xử lý đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trong khi nguồn thu ngân sách địa phương chưa tập trung kịp, xử lý thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành các công trình kinh tế - xã hội quan trọng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình phục vụ nhiệm vụ cấp bách của địa phương về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tăng cường chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ và địa phương

Ở nước ta, việc quản lý vay nợ của các cấp chính quyền địa phương được quản lý hết sức chặt chẽ và thường do Chính phủ Trung ương quy định trong những trường hợp cụ thể.

Luật NSNN hiện hành quy định, ngân sách địa phương (NSĐP) được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu, không được phép bội chi, nhưng ngân sách cấp tỉnh được huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm và phải cân đối ngân sách hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.

Việc quy định NSĐP không được phép bội chi, nhưng ngân sách cấp tỉnh lại được phép vay, huy động vốn trong nước để đầu tư, về mặt bản chất kinh tế, đây cũng là bội chi của NSĐP. Do vậy, trong thảo luận về quy định mới tại Luật NSNN (sửa đổi) tại Quốc hội vừa qua, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về bội chi NSĐP để thực hiện hạch tóan đúng khỏan vay này của chính quyền địa phương. Mức bội chi NSĐP do hội đồng nhân dân (HĐND) quyết định nhưng không vượt quá mức dư nợ các khỏan vay của chính quyền địa phương theo quy định.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo dự án Luật NSNN sửa đổi), do đặc thù ở nước ta là hệ thống NSNN lồng ghép, Quốc hội quyết định NSNN (quyết định thu, chi và bội chi NSNN), thì việc cho NSĐP được phép bội chi sẽ dẫn đến phức tạp trong quá trình xây dựng dự toán phần bội chi NSNN, nhất là phần bội chi ngân sách của từng địa phương, do dự toán NSĐP được hội đồng nhân dân quyết định sau khi Quốc hội quyết định dự toán NSNN (bao gồm NSTƯ và NSĐP); mặt khác khi quyết toán thì thường NSĐP bội thu nhưng không bù trừ được cho NSTƯ và bù trừ được giữa các tỉnh, nên khi tổng hợp chung thì không phản ánh được chuẩn xác chỉ tiêu bội chi NSNN.

Ngoài ra, qua tìm hiểu kinh nghiệm của các nước thì không phải nước nào cũng cho phép NSĐP được bội chi. Vì vậy, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) tiếp tục kế thừa quy định Luật NSNN hiện hành, theo đó quy định NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu (không được phép bội chi). Đối với khoản huy động có thể coi như ứng trước cho xây dựng cơ bản năm sau, không bắt buộc phải xác định ngay từ khâu quyết định dự toán, quá trình vay trả trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được quyết định. Vì thế, không tính vào tổng số bội chi NSNN do Quốc hội quyết định, nhưng được tính trong nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Trong các giải pháp về quản lý nợ công thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản vay về cho vay lại.

Đồng thời, tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư, giữa Chính phủ và chính quyền địa phương; tăng cơ chế cho vay lại và giảm dần cơ chế NSNN cấp phát, kể cả trường hợp cho vay lại chính quyền địa phương; đẩy mạnh phương thức cho vay lại theo hạn mức tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan cho vay lại và người vay lại, qua đó các ngân hàng thương mại được chủ động thẩm định, quyết định cho vay và tự chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án cụ thể từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: