游客发表

【bong da truc tien】Phải mạnh tay xử lý việc nhập nhèm xuất xứ “Made in Vietnam”

发帖时间:2025-01-10 22:11:04

gia mao nhan mac

Nghi vấn thương hiệu Seven.am nhập hàng Trung Quốc giả mạo hàng Việt gây xôn xao dư luận thời gian qua. Ảnh: TL

Thời gian vừa qua,ảimạnhtayxửlýviệcnhậpnhèmxuấtxứbong da truc tien các lực lượng chức năng đã vạch trần rất nhiều vụ việc thương hiệu hàng hóa nhập nhèm xuất xứ “Made in Vietnam” và “Made in China”, lừa dối người tiêu dùng như vụ Khaisilk, Asanzo… Gần đây nhất, thông tin hệ thống cửa hàng thời trang mang nhãn hiệu Seven.am nhập, cắt mác hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam đã làm xôn xao dư luận. Mặc dù cho đến nay, sự việc này vẫn chỉ là “nghi vấn” và đang chờ cơ quan chuyên môn vào cuộc, xác minh để có kết luận chính thức, song cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của hàng “Made in Vietnam” được tạo dựng bấy lâu nay trong con mắt người tiêu dùng.

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã quyết định tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu Seven.am để làm rõ trước phản ánh cắt mác Trung Quốc gắn “made in Vietnam”. Được biết, hệ thống cửa hàng thời trang SEVEN.am chính thức xuất hiện năm 2009, đến nay đã có mặt tại 18 tỉnh, thành phố với hệ thống 24 showroom. Điều đáng nói nữa là, thương hiệu thời trang này đã từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: “Top 20 DN Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng” và “Bằng khen vinh danh thương hiệu cấp nhà nước - Top 15 DN Hội nhập và Phát triển toàn quốc”.

Trao đổi với phóng viên TBTCO về câu chuyện này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thực trạng hàng hóa nhập lậu Trung Quốc gắn mác xuất xứ “Made in Vietnam” không chỉ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước, môi trường đầu tư kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt.

*PV:Thưa ông, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua đã có nhiều vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, giải mạo nhãn mác “made in Vietnam” bị phanh phui. Theo ông, những hành vi vi phạm đó sẽ gây nên hệ lụy như thế nào?

- Ông Ngô Trí Long: Thời gian qua, Bộ Chính trị chủ trương phát động mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đạt được nhiều thành tựu, hàng Việt đã chiếm được niềm tin của thị trường tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn có một số doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt và trục lợi cho bản thân, nhập hàng lậu trốn thuế với giá rẻ và gắn mác hàng Việt, lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng…gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, hàng nhập lậu, hàng gắn mác lừa dối người tiêu dùng sẽ hạn chế dần, thậm chí là "bóp chết" nền sản xuất trong nước, gây thiệt hại cho sản xuất của doanh nghiệp. Hơn nữa là làm mất uy tín của thương hiệu hàng Việt Nam và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người tiêu dùng.

Một điều đáng nói nữa là những hành vi này cũng chính là hành vi né, trốn thuế, bởi rõ ràng việc nhập linh kiện vào Việt Nam lắp ráp thì mức đóng thuế khác với nhập nguyên chiếc…điều đó gây thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước.

*PV: Vậy theo ông, để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này thì cần những giải pháp như thế nào?

- Ông Ngô Trí Long: Trước thực trạng đó, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường công tác thanh kiểm tra thị trường hàng hóa, nhất là lực lượng quản lý thị trường.

Đặc biệt, nước ta cần chú trọng việc kiểm tra về năng lực sản xuất của doanh nghiệp và đánh giá đúng, chuẩn xác về vấn đề này. Ví dụ, một doanh nghiệp trưng bày và kinh doanh rất nhiều loại hàng hóa, trong khi cơ sở sản xuất không có, hoặc có nhưng năng lực thấp, không đủ khả năng đáp ứng tương đương với mức hàng hóa đã tung ra thị trường thì rõ ràng cần phải đặt một dấu hỏi về doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, nước ta cần có chế tài xử phạt thật nghiêm, thật mạnh tay đối với những hành vi vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, nhập hàng lậu giả mạo hàng Việt Nam…Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp không nên vì lợi ích cá nhân mà gây tổn hại cho cả nền sản xuất. Bởi xây dựng niềm tin tiêu dùng đã khó, lấy lại được niềm tin đó sau khi đánh mất còn khó hơn gấp vạn lần.

Thực tế cũng cho thấy, người tiêu dùng không chỉ ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm mà còn chú ý tới nguồn gốc của từng sản phẩm và một vài lần làm mất niềm tin của họ vào hàng Việt thì họ sẽ quay lưng. Do đó, cần nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này và cần có sự tham gia mạnh mẽ của tất cả các ngành, các cấp từ trung ướng đến địa phương cũng như tất cả các đối tượng như hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, người tiêu dùng…. vào cuộc chiến này. Trong đó, tôi vẫn muốn nhấn mạnh thêm lần nữa vai trò quan trọng của lực lượng quản lý thị trường, thanh tra kiểm tra thị trường liên ngành.

Đối với doanh nghiệp trong nước không chỉ cần nâng cao chất lượng, thương hiệu và uy tín của mình thông qua tăng năng suất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm… mà muốn tồn tại bền vững trên thương trường, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá kinh doanh có trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng và đất nước.

Ngoài ra, nước ta cần nhanh chóng hoàn thiện quy định một cách cụ thể, rõ ràng về việc sử dụng nhãn mác tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để doanh nghiệp nắm được và có trách nhiệm tuân thủ.

*PV: Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên

    热门排行

    友情链接