【boóng đá số】Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
Trong vụ án hình sự,ềnvànghĩavụcủabịcanbịcáotrongvụánhìnhsựboóng đá số bị can, bị cáo là những thuật ngữ quen thuộc.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này.
Vậy pháp luật định nghĩa như thế nào về bị can, bị cáo? Bị can, bị cáo có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong quá trình cơ quan pháp luật giải quyết các vụ án hình sự?
Bị can, bị cáo là gì?
"Bị can" hay "bị cáo" là tên gọi dành cho một người khi đang ở các giai đoạn tiến hành tố tụng khác nhau.
Một người được gọi là bị can khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, và được gọi là bị cáo khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. (Hình minh họa) |
Cụ thể, theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì "bị can" là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì "bị cáo" là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Quyền và nghĩa vụ của bị cáo?
Khoản 2, Khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong phiên tòa như sau:
Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Quyền và nghĩa vụ của bị can?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60: Bị can có quyền
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng."
Bị can có nghĩa vụ:
+ Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
相关文章
Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
Chiều nay (12/8), Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, Cơ quan CSĐT Công a2025-01-25Công nhân và khát vọng vào Đảng
Từ những cách làm hay tại một số chi bộ đảng trong doanh nghiệp (DN) tư nhân, DN2025-01-25Một số chính sách mới của Chính phủ, có hiệu lực từ tháng 10
Lãnh đạo Chính phủ.Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18-07-2017 quy định về cô2025-01-25- Sáng 31-1, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịc2025-01-25
Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
Sau trận mưa ngày 29/7, khoảng 100m đường tại Km 25 đường cao tốc Phan thiết – Dầu Gi&a2025-01-25Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Sau nhiều năm tham gia chiến trường K (Campuchia), trở về cuộc sống đời thường (năm 1982), cựu binh2025-01-25
最新评论