【xem bing da truc tiep】Năng suất lao động thấp: Đừng đổ lỗi cho người lao động
ông có thể cho biết qua công tác tiếp xúc cử tri,ăngsuấtlaođộngthấpĐừngđổlỗichongườilaođộxem bing da truc tiep đặc biệt là với cộng đồng DN, Quốc hội tiếp nhận được những vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực lao động trong bối cảnh ngày càng hội nhập hiện nay?
Với lĩnh vực lao động, cơ hội dành cho Việt Nam trong việc hội nhập chính là điều kiện mở rộng thị trường lao động và cơ hội đưa một số lao động ở các cấp độ, trình độ khác nhau tham gia vào các thị trường lao động khác với điều kiện lao động tốt hơn và mức thu nhập tốt hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng có điều kiện để hội nhập về khung pháp luật và các cơ chế chính sách để phát triển.
Tuy nhiên, song song với cơ hội là những thách thức không nhỏ. Trong báo cáo đánh giá tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội lần này, Chính phủ cũng thẳng thắn thừa nhận đào tạo nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu ngành nghề, chất lượng giáo dục đào tạo còn chưa cân đối, chưa có sự cải thiện nhiều về trình độ...
Tỷ lệ đào tạo của lao động ở các lĩnh vực là trên 50%, nhưng tỷ lệ lao động có chứng chỉ, có bằng cấp mới chỉ đạt khoảng 22%. Như vậy, tuy lực lượng lao động có đào tạo được cải thiện, nhưng phần lớn chỉ là những lớp tập huấn ngắn ngày, chưa phải là những khóa đào tạo cơ bản để nâng cao thật sự trình độ của người lao động. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có sự kết nối về mặt pháp lý với các nước trong AEC để có được sự công nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ. Nhiều bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam hiện không được công nhận ở nước ngoài, đặc biệt là các ngành đòi hỏi chuyên môn sâu như y tế hay một số lĩnh vực kỹ thuật.
Theo ông, phải làm gì để tháo gỡ những rào cản từ việc bằng cấp của Việt Nam chưa được nhiều nước công nhận?
Theo tôi, giải pháp căn cơ nhất vẫn là đầu tư cho giáo dục và đào tạo, làm sao để Việt Nam đi đúng hướng, tập trung giáo dục và đào tạo theo định hướng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Để giải quyết vấn đề này cần đặc biệt chú ý 3 giải pháp như sau. Thứ nhất, phải kết nối được giáo dục phổ thông để có sự liên thông, tạo ra một trình độ tương đương trong giáo dục phổ thông giữa các nước. Thứ hai, cần kết nối đào tạo chuyên nghiệp bằng cách cho học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài hoặc liên kết với các cơ sở giáo dục của nước ngoài để có thể phối hợp, kết nối về giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo để Việt Nam có thể cập nhật, hiện đại hóa hệ thống đào tạo trong nước. Thứ ba là kết nối về mặt pháp lý. Có những chuyên ngành đào tạo của Việt Nam không hề thua kém so với trình độ trong khu vực và trình độ quốc tế, nhưng do chưa có liên thông về mặt pháp lý nên không được công nhận lẫn nhau giữa các chính phủ.
Bên cạnh những vấn đề trên thì năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá ở mức thấp, vậy giải pháp để cải thiện vấn đề này là gì, thưa ông?
Quốc hội đã thảo luận rất nhiều về vấn đề năng suất lao động. Không thể phủ nhận thực tế rằng năng suất lao động của Việt Nam hiện ở mức thấp, chỉ bằng 1/7 so với Singapore, bằng 1/6 của Malaysia và bằng khoảng 1/3 so với Thái Lan. Tôi cho rằng, năng suất lao động thấp không nên đổ lỗi cho người lao động. Bởi năng suất lao động có sự tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả sự phát triển về khoa học công nghệ.
Người lao động dù có cần cù, chịu khó, thông minh đến mấy nhưng với công nghệ lạc hậu thì khó có thể đạt được năng suất cao. Ngoài ra, chúng ta cần phải cơ cấu các ngành nghề có giá trị gia tăng cao thì năng suất lao động mới cao, còn nếu chỉ tập trung vào những ngành nghề có giá trị gia tăng thấp thì năng suất lao động cũng sẽ chỉ ở mức thấp. Ngoài ra là yếu tố quản trị, bao gồm cả quản trị xã hội và quản trị DN.
Quản trị xã hội chính là nền tảng để tạo đầu vào, tạo nguồn nhân lực cho chất lượng cho DN, sau đó là nhiệm vụ trực tiếp của DN. Theo đó, quản trị cần sử dụng con người đúng chỗ, đúng sở trường, đúng năng lực và có chính sách để người lao động có thể phát huy tốt nhất năng lực sở trường của mình.
Xin cảm ơn ông!