Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh,àngSJCvọtlêntriệuđồnglượngkiếnnghịchonhậpkhẩuvàngtăkq atlas chế tác vàng Nhu cầu đầu tư vàng tại Việt Nam tăng 12%, giá vàng SJC tăng kỷ lục 3 thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng SJC với giá hơn 86 triệu đồng/lượng |
Tăng nguồn cung sẽ có thêm cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu vàng trang sức. Ảnh: HD |
Trong 2 phiên giao dịch ngày 9 và 10/5, giá vàng SJC diễn biến tăng từng giờ, với bước tăng rất mạnh để liên tiếp thiết lập đỉnh cao mới. Nếu như trong phiên giao dịch ngày 9/5, giá vàng SJC tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng lên quanh mốc 89 triệu đồng/lượng. Thì ngay khi mở cửa phiên 10/5, giá vàng SJC tiếp tục tăng lên 1 triệu đồng mỗi lượng để vượt qua giá 90 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Tính từ lúc mở cửa đến đấu giờ chiều 10/5, giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh và điều chỉnh theo từng giờ. Hiện Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 89,7 – 92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 2,5 triệu đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua. Giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đã quý DOJI ở mức 88,5 – 90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 1,7 triệu đồng/lượng cả hai chiều. Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC ở mức 89,5 - 92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 2,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 2,7 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với phiên trước…
Giá vàng nhẫn tròn trơn, vàng 9999 dù cũng tăng gần 1 triệu đồng mỗi lượng nhưng mức giá được niêm yết thấp hơn tới gần 16 triệu đồng mỗi lượng so với vàng SJC. Tại DOJI ở mức 75,05 – 76,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 74,35 – 76,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tại SJC ở mức 74,3 – 76,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng trong nước tăng mạnh do ảnh hưởng từ đà tăng nhanh của giá vàng thế giới. Hiện trên sàn Kitco, giá vàng đang ở mức hơn 2.353 USD/ounce, tăng hơn 25 USD/ounce so với phiên trước.
Tuy nhiên, đà tăng mạnh của giá vàng SJC cũng cho thấy sự “bất thường”, nhất là sau 2 phiên đấu thầu thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, dù chỉ có 2 trên 5 phiên đấu thầu vàng thành công nhưng cũng đã có 6.800 lượng vàng SJC được doanh nghiệp mua về. Tuy nhiên, tính từ ngày NHNN thông báo đấu thầu vàng miếng trở lại vào 19/4, thì hiện giá vàng SJC đã tăng gần 7,9 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Theo các chuyên gia, giá trúng thầu ở mức cao là một trong những nguyên nhân đẩy giá vàng SJC tăng mạnh như hiện nay. Trong phiên đấu thầu ngày 8/5, giá trúng thầu lên tới mức 86,05 triệu đồng/lượng, bám khá sát giá vàng SJC thời điểm đó và cao hơn giá bán của vàng 9999 hiện nay tới gần 10 triệu đồng mỗi lượng.
Các chuyên gia còn nhận định, các phiên đấu thầu vàng liên tiếp phải hủy hoặc trúng thầu với tỷ lệ thấp cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, khiến chênh lệch giá vàng càng tăng mạnh.
Từ vấn đề trên, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đấu thầu không phải biện pháp để tăng nguồn cung. Vấn đề quan trọng nhất để tăng nguồn cung là cho phép ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng được xuất nhập khẩu vàng, Nhà nước thực hiện kiểm soát bằng chính sách thuế, sử dụng hải quan điện tử...
“Nếu cho phép nhập khẩu vàng, ngay lập tức trong vòng 1 tuần giá vàng sẽ giảm ngay. Các doanh nghiệp nhập khẩu vàng từ Singapore, Hong Kong, Thái Lan… về Việt Nam rất nhanh”, ông Nghĩa khẳng định.
Vị chuyên gia này cho hay, nếu cứ để kéo dài tình trạng chênh lệch giá vàng trong với giá vàng thế giới như hiện nay càng kích thích buôn lậu vàng, cũng dẫn đến “chảy máu” ngoại tệ, trong khi nhập khẩu chính ngạch theo tính toán mất khoảng 3 tỷ USD, con số không quá lớn so với việc nhập khẩu nhiều mặt hàng khác trong nền kinh tế. Đồng thời cũng không lo ngại vấn đề “vàng hoá” nền kinh tế, bởi NHNN đã không còn cho phép ngân hàng nhận gửi hay cho vay bằng vàng.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia còn nhận định, cho phép tăng cung vàng từ nhập khẩu còn khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu vàng trang sức với giá trị gia tăng cao hơn, không chỉ giúp đem về giá trị cho doanh nghiệp mà còn giúp thị trường cân bằng ngoại tệ.