【trận đấu hôm qua】Thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên ASEAN: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt

Thể thao 2025-01-25 11:04:37 9

PV: Trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay,ỏathuậncôngnhậndoanhnghiệpưutiênASEANGiatănglợithếcạnhtranhchodoanhnghiệpViệtrận đấu hôm qua việc ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT) với hải quan các nước ASEAN có ý nhĩa như thế nào đối với cộng đồng DN, thưa bà?

Thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên ASEAN: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt
Bà Nguyễn Thu Nhiễu

Bà Nguyễn Thu Nhiễu:Việc ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình DNƯT với hải quan các nước ASEAN hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đối với các DN có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước ASEAN nói chung và với các DNƯT nói riêng.

Các nước tham gia ký kết thỏa thuận bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo đó, các DNƯT của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường ASEAN sẽ được hưởng các ưu tiên về thủ tục hải quan theo như thỏa thuận và ngược lại, các DN Việt Nam (kể cả các DN không phải là DNƯT) khi nhập khẩu hàng hóa từ các DNƯT của các nước ASEAN cũng sẽ được hưởng ưu tiên, ưu đãi theo thỏa thuận.

PV: Thưa bà, hiện tại câu hỏi mà DN đặt ra là muốn được cơ quan hải quan công nhận là DNƯT thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Bà Nguyễn Thu Nhiễu: Để được công nhận là DNƯT, các DN phải đáp ứng đủ 6 điều kiện, quy định tại Điều 42 Luật Hải quan. Cụ thể, điều kiện thứ nhất là tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 2 năm liên tục.

Thứ hai là điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Về kim ngạch xuất nhập khẩu này, hiện nay cơ quan hải quan đưa ra 3 mốc kim ngạch. Đó là: kim ngạch 100 triệu USD đối với DN xuất nhập khẩu; đạt kim ngạch 40 triệu USD đối với DN xuất khẩu sản xuất trong nước; đạt 30 triệu USD đối với DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nuôi trồng tại Việt Nam.

Điều kiện thứ ba là về thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của DN nối mạng với cơ quan hải quan.

Thứ tư là điều kiện về thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Thứ năm là điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ. Thứ sáu là điều kiện chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.

Thỏa thuận công nhận doanh nghiệp ưu tiên ASEAN: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Thế Dương

PV: Những ưu đãi của Chương trình DNƯT sẽ được hưởng so với các DN xuất nhập khẩu thông thường là gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Thu Nhiễu:Sau khi thỏa thuận đã được ký kết, DNƯT của các nước tham gia ký kết sẽ được hưởng 3 ưu tiên. Cụ thể:

Thứ nhất là được thông quan nhanh bằng cách giảm kiểm tra hồ sơ và giảm kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thứ hai, trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế thì sẽ được ưu tiên kiểm tra trước.

Ưu tiên thứ ba là trong trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa của các nước tham gia ký kết thỏa thuận.

74 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên

Đến nay, cả nước có 74 doanh nghiệp (DN) đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT). Trong đó có 23 DN Việt Nam, 15 DN Hàn Quốc, 15 DN Nhật Bản, còn lại là các DN Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Italy, Đan Mạch… Việc ký thỏa thuận với các nước ASEAN công nhận lẫn nhau về các DNƯT là cơ sở để các nước tham gia ký kết tạo thuận lợi thương mại, giúp cho việc thông quan nhanh chóng bằng cách giảm thiểu việc kiểm tra hồ sơ, hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa xuất phát từ nước thành viên, cũng như các bên tham gia, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh.

PV: Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau với các nước thành viên ASEAN không chỉ mang lại sự thuận lợi cho DN trong nước, mà còn góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn. Bà đánh giá như thế nào về ý kiến này?

Bà Nguyễn Thu Nhiễu:Đánh giá này rất chính xác. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình DNƯT là việc DNƯT của nước này sẽ được công nhận là DNƯT của nước ký kết và được hưởng các ưu tiên đã quy định trong thỏa thuận.

Theo đó, khi các DNƯT của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường ASEAN thì sẽ được ưu tiên về thủ tục hải quan như đã nêu trên. Như vậy các đối tác nhập khẩu cũng sẽ được hưởng những ưu tiên này. Việc này giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các DNƯT của Việt Nam so với các DN của các nước mà không ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với ASEAN.

PV: Đối với các DN đang là DNƯT, cũng như tới đây sẽ được công nhận cần phải làm gì để có thể tận dụng được các lợi ích của việc công nhận lẫn nhau, thưa bà?

Bà Nguyễn Thu Nhiễu: Như đề cập ở trên, DNƯT sẽ được hưởng lợi từ các thỏa thuận công nhận lẫn nhau khi có hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác thuộc các quốc gia đã ký thỏa thuận với Việt Nam. Để tận dụng lợi ích từ các thỏa thuận này, DNƯT của Việt Nam phải nỗ lực duy trì chế độ ưu tiên này, đương nhiên DN phải tuân thủ tốt pháp luật.

Để tận dụng lợi ích từ các thỏa thuận này, DNƯT của Việt Nam có thể nghiên cứu xem xét, tìm kiếm các nhà cung cấp cũng như khách hàng tại các quốc gia có ký thỏa thuận với nước ta.

DN chưa phải là DNƯT thì phải cố giắng tuân thủ pháp luật thật tốt và khi có đơn đề nghị công nhận DNƯT gửi đến cơ quan hải quan, Bộ Tài chính để được xem xét, kiểm tra, thẩm định thực tế và ký công nhận là DNƯT.

PV: Xin cảm ơn bà!

Tiếp tục mở rộng công nhận doanh nghiệp ưu tiên với các quốc gia trên thế giới

. Theo Tổng cục Hải quan, ngoài khu vực ASEAN, thời gian tới Hải quan Việt Nam có kế hoạch để mở rộng việc công nhận lẫn nhau đối với doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT) ở các quốc gia trên thế giới.

Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan cho biết, một nội dung quan trọng trong Chiếc lược phát triển hải quan đến năm 2030 là thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DNƯT giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đang sửa đổi quy định của pháp luật trong nước để đảm bảo các quy định về Chương trình DNƯT của Việt Nam tương đồng với các quy định theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), góp phần rút ngắn thời gian đàm phán với các nước. Mặt khác, hiện nay, việc đàm phán ký kết thỏa thuận về DNƯT đang được các bên cân nhắc để đưa vào dự thảo hiệp định hợp tác hải quan giữa Việt Nam với một số quốc gia như: Trung Quốc, Nga, Cuba,…

Cũng theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã triển khai thí điểm Chương trình DNƯT từ năm 2011. Đến năm 2014 triển khai chính thức thông qua việc đưa các quy định về chương trình DNƯT vào Luật Hải quan năm 2014.

Về kết quả thực hiện chương trình ở Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có tất cả 74 DN đang được áp dụng chế độ DNƯT, với năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 30% tổng kim ngạch của cả nước.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/069d299141.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp

Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm?

Vinhomes Royal Island tổ chức 'Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn

Vietnam Airlines Classic Hanoi Concert: Sự hòa quyện giữa nhạc cổ điển và ballet

Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025

Sao Hàn 22/10: Ngoại hình tăng cân khó nhận ra của mỹ nhân 'Trái tim mùa thu'

Những cách giúp giảm rụng tóc khi trời sang thu

Sao Hàn 12/10: 'Nữ hoàng gợi cảm' HyunA bí mật cưới, MV của Jennie bị chỉ trích

友情链接