Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí thực hiện gần 5,ườidnsẽđượctiếpcậndịchvụytếkỹthuậtcaongaytạitỉnhan dinh tran dau5 tỉ đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đơn vị được chọn triển khai là Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Đây là đề án có ý nghĩa quan trọng nhằm mang dịch vụ y tế kỹ thuật cao về gần hơn với bệnh nhân tỉnh nhà. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Trần Thanh Giang (ảnh), Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết gói kỹ thuật đầu tiên sẽ được chuyển giao vào tháng 10 tới...
Vậy những gói kỹ thuật nào sẽ được chuyển giao trong phạm vi đề án, thưa ông ?
- Ngay sau khi đề án được phê duyệt, chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, xin chủ trương mua sắm trang thiết bị đã được phê duyệt, làm việc với Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất thời gian đào tạo, chuyển giao. Dự kiến tháng 10 sẽ bắt đầu chuyển giao kỹ thuật đầu tiên là phẫu thuật thay khớp háng.
Đề án sẽ có tất cả 7 gói kỹ thuật được chuyển giao, gồm: Nội soi khớp gối (tổn thương phức hợp dây chằng sụn chêm, đứt dây chằng); phẫu thuật nội soi khớp gối, khớp vai; phẫu thuật thay khớp háng, thay khớp gối; phẫu thuật gãy xương phức tạp; phẫu thuật cột sống (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, kết hợp xương cột sống cổ và cột sống lưng); vi phẫu mạch máu - thần kinh; chuyển vạt da - cơ có cuống mạch. Đây là những kỹ thuật bệnh viện đang có nhu cầu rất cấp thiết.
Bệnh viện đã chuẩn bị gì để triển khai hiệu quả đề án, thưa ông ?
- Bệnh viện sẽ củng cố cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị về nhân lực. Về cơ sở, Khoa Ngoại chấn thương có 60 giường bệnh, các phòng mổ của bệnh viện được đảm bảo với 9 phòng, nhưng chưa có phòng tiểu phẫu và phòng bột cũng chưa đạt yêu cầu theo quy định. Ban giám đốc bệnh viện đã khảo sát chuẩn bị phòng tiểu phẫu, hoàn thiện phòng bột. Nhân lực cơ bản đủ về số lượng để đưa đi đào tạo. Bác sĩ sẽ được đưa đi đào tạo, tập huấn tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mới nhận bệnh ở bệnh viện và các bác sĩ trên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trực tiếp xuống hỗ trợ.
Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trang thiết bị vẫn còn thiếu, vì theo chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đòi hỏi phải có trang thiết bị lớn hơn, sâu hơn. Theo đề án được phê duyệt, bệnh viện sẽ được đầu tư 3,8 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị. Tuy nhiên, có khả năng đầu năm 2017 mới mua được. Trước mắt, nếu chuyển giao kỹ thuật trong năm nay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mang thiết bị xuống.
Người dân sẽ được hưởng lợi như thế nào khi thực hiện đề án, thưa ông ?
- Thực trạng hiện nay, tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh nhân chấn thương phải chuyển viện nhiều, tập trung vào các bệnh lý về cột sống, thoái hóa về chỏm xương đùi, bệnh lý về mạch máu thần kinh… Khi thực hiện đề án chúng tôi đề ra mục tiêu giảm 90% bệnh nhân chuyển viện lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, giảm tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất đối với các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh chuyên ngành chấn thương chỉnh hình sẽ có ý nghĩa tích cực nâng cao năng lực khám, chữa bệnh chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhờ vậy, người dân trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận với dịch vụ y tế kỹ thuật cao ở cơ sở y tế gần nhất, giảm được chi phí điều trị và đi lại khi phải lên tuyến trên.
Xin cảm ơn ông !
HỒNG DIỄM thực hiện