Chuyện phải trả tiền phí,ênmiễnphínhàvệsinhcôngcộkqbd hn hom nay với mức 1.000 đồng/lượt (đi nhẹ) và 2.000 đồng/lượt (đi nặng) theo tôi là không có gì phải bàn cãi, nó khá hợp lý. Tuy nhiên, trong xã hội của chúng ta vẫn còn có quá nhiều người thiếu ý thức, thậm chí là keo kiệt, vì vậy mà họ bạ đâu xả đó, bất chấp nơi ấy là gốc cây, lề phố, công viên, quảng trường hay ven bờ tường khu dân cư...
Trong khi nhà vệ sinh công cộng luôn rộng cửa phục vụ thì hành động xả bậy, cho dù là lý do gì thì cũng không thể chấp nhận được. Tôi từng chứng kiến không ít cảnh tượng đàn ông đứng “úp mặt vào tường”, và đàn bà thì thản nhiên “thả gà” ngay tại gốc cây vỉa hè, trong khi khoảng cách mà họ làm chuyện đó chỉ cách điểm nhà vệ sinh công cộng có mấy chục mét.
Ví dụ, khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm có tới 3 khu nhà vệ sinh công cộng bên bờ hồ, cộng với một khu vệ sinh ở đầu phố Lê Thái Tổ, vậy mà tình trạng tiểu tiện bậy bạ nơi gốc cây, bồn hoa vẫn còn không ít và những hình ảnh này quá tệ hại, làm xấu đi hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp, với những con người luôn được xem là hào hoa phong nhã, văn minh lịch sự.
Vì vậy, để hạn chế bớt tình trạng người dân đại, tiểu tiện bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, theo tôi nên bỏ thu phí vệ sinh tại tất cả các nhà vệ sinh công cộng. Xét cho cùng, số tiền phí thu được hằng ngày, hằng tháng và cả một năm đối với từng nhà vệ sinh là không đáng là bao so với ngân sách thành phố vẫn phải đầu tư cho việc trả lương công nhân, cũng như sự duy trì hoạt động của nhà vệ sinh.
Vẫn biết rằng việc bỏ tiền phí sẽ thiệt hại trực tiếp tới không ít công nhân trực tại các nhà vệ sinh công cộng, nhưng chúng ta nên nghĩ về cái chung, đó là hướng về một đô thị văn minh hiện đại, đẹp và sạch sẽ...
Theo Thanh niên
Ứng dụng công nghệ sản xuất muối chất lượng cao ở Bình Định