【bang xếp hạng bóng đá ý】TP.HCM: Dự kiến ngày 30/6 bắt đầu chấm thi THPT quốc gia
Ông Hiếu cũng cho biết,ựkiếnngàybắtđầuchấmthiTHPTquốbang xếp hạng bóng đá ý TP.HCM sẽ huy động 700 giáo viên đến từ các trường THPT chấm thi môn Ngữ văn (môn thi duy nhất theo hình thức tự luận), còn lại các môn thi trắc nghiệm đều tiến hành chấm thi bằng máy.
Thông tin về công tác thi tại các hội đồng thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, ông Hiếu cho biết, TP.HCM không có cán bộ nào vi phạm quy chế. Về thí sinh, có một trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi ở giờ thi môn Ngữ văn do mang điện thoại di động vào phòng thi nên đã bị lập biên bản xử lý theo quy định.
Về công tác in sao và vận chuyển, TP.HCM đã tổ chức hội đồng in sao gồm 68 người thực hiện nhiệm vụ trong 10 ngày. Báo cáo từ các trưởng điểm thi cho biết, một số điểm thi có tình trạng đề mờ, trùng mã đã sử dụng đề thi dự phòng, đảm bảo thí sinh làm bài đúng giờ, đúng mã đề các bài thi tổ hợp. Sau mỗi ngày thi, bài thi được vận chuyển về hội đồng chấm thi ngay trong ngày, không để tại điểm thi. Năm nay, TP.HCM có một hội đồng chấm thi duy nhất là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong kỳ thi năm nay, toàn thành phố có tổng số 78.332 thí sinh đăng ký dự thi, nhưng thực tế có 77.289 thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại 124 điểm thi (chiếm tỷ lệ 98,67%). Trong đó, có một số môn thi rất ít thí sinh dự thi. Có hội đồng thi, phòng thi chỉ có một thí sinh dự thi.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, do đặc điểm kỳ thi với hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH nên có tình trạng thí sinh chỉ đăng ký dự thi một số môn thi thành phần lấy điểm xét tuyển ĐH nên có những môn rất ít thí sinh dự thi. Vẫn còn tình trạng một phòng thi chỉ có một thí sinh tham dự nhưng vẫn phải bố trí đầy đủ lực lượng coi thi.
Đây là bất cập từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã bố trí nhiều phương án tối ưu như ghép phòng, tập trung thí sinh thi ít môn về một số điểm thi... nhưng chưa thể khắc phục tình trạng lãng phí nhân lực.
Nhận xét về đề thi năm nay được cho là khó và dài, tạo nhiều tâm lý hoang mang cho thí sinh và phụ huynh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, đây là định hướng đã được công bố trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, đề thi có khoảng 60% câu hỏi ở mức độ hiểu biết và thông hiểu, 20% ở mức độ vận dụng thấp và 20% ở mức độ vận dụng cao. Do đó, việc đề thi xuất hiện một số câu hỏi khó và rất khó nhằm thực hiện mục tiêu phân loại thí sinh, giúp các trường ĐH thực hiện xét tuyển.
Từ thực tế đề thi năm nay, TP.HCM cho biết sẽ định hướng lại việc học và ôn tập cho học sinh lớp 12, trong đó có việc tích hợp kiến thức hai lớp 10 và 11.