【nhận định western sydney】Quan niệm về hạnh phúc thay đổi ở Hàn Quốc
VHO- Thước đo hạnh phúc của Hàn Quốc đang thay đổi. Các bậc phụ huynh không còn cho rằng con cái thành công là phải học trường đại học danh tiếng và làm ở các tập đoàn lớn. Nhiều người trẻ ở quốc gia này cũng tin rằng thành công không phải là có chức vụ cao,ệmvềhạnhphúcthayđổiởHànQuốnhận định western sydney kiếm được nhiều tiền mà là được làm điều mình yêu thích, sống một đời giản dị.
Giới trẻ Hàn Quốc tìm thấy hạnh phúc từ việc được sống bình dị, bỏ qua quan niệm là phải có bằng cấp, giàu có và địa vị cao trong xã hội
Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc có cuộc thăm dò ý kiến của 4.000 phụ huynh trên toàn quốc vào năm 2022. Khi được hỏi thành công trong giáo dục con cái có nghĩa là gì, tỷ lệ lớn nhất (25,8%) đối tượng khảo sát chọn con cái họ tìm được công việc yêu thích hoặc muốn làm. Tiếp đến là trở thành người toàn diện (22,7%), tìm được công việc được đánh giá cao (20,5%), kinh tế khá giả (14,3%), học tại trường đại học danh tiếng (10,1%), tìm được người bạn đời tốt (6,6%). Trước đó năm 2015, Viện này cũng thực hiện một cuộc thăm dò tương tự và tỷ lệ mong muốn con cái họ tìm được công việc chúng yêu thích hoặc muốn làm tăng gần 4 điểm phần trăm. Tỷ lệ kỳ vọng con cái lớn lên thành người toàn diện tăng 3,5 điểm phần trăm.
Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc nhận định, so sánh kết quả điều tra của năm 2015 và 2022, cơ hội có được công việc được đánh giá cao và suất học tại trường đại học danh tiếng giảm nhanh chóng. Thậm chí thu nhập tốt cũng giảm 3,4 điểm phần trăm. Ông Kwon Soon-hyung, đại diện của Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc cho biết: “Trong thời kỳ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế, mọi người nghĩ rằng họ sẽ đạt được thành công nếu học hành chăm chỉ, đậu vào trường đại học hàng đầu và kiếm được việc làm trong tập đoàn lớn. Nhưng ngày nay, nhiều người tin rằng điều quan trọng là trở thành người toàn diện, tìm công việc mà họ có khả năng làm tốt và tìm được bạn đời phù hợp mà họ có thể chung sống hạnh phúc”.
Kim Sung-soo, một lập trình viên ở Hàn Quốc chia sẻ rằng, niềm hạnh phúc lớn nhất của mình hằng ngày chính là lúc về nhà sau khi xong việc. “Sau khi lau dọn nhà cửa, tôi đốt một cây nến, thả mình xuống ghế sô pha và thưởng thức mùi thơm dịu ngọt… Những việc nhỏ nhặt hằng ngày đem lại sự ấm cúng to lớn mà tiền bạc không mua được”, Kim kể và cho rằng điều quan trọng nhất của anh không phải là tiền lương khủng mà là công việc thường ngày. Trong khi đó, nhân viên văn phòng Kim Hyun-jung cho biết, giây phút hạnh phúc nhất của cô là đem bộ tách trà ra và nghĩ xem mình muốn uống gì sau một ngày làm việc. “Tôi nếm đủ thứ trà và viết lại nhận định về hương vị trên mạng. Giây phút thư thái nhất đó chính là điều quý giá nhất mỗi ngày”, cô chia sẻ. Còn ca sĩ Lee Hyori đang theo xu hướng không trang điểm và “sống chậm” trên đảo Jeju. Quan điểm của cô đang được nhiều người ủng hộ và họ cũng cảm thấy cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Theo tờ The Korea Times, khuynh hướng này bắt đầu lan rộng tại Hàn Quốc trong khoảng 1 năm qua và các bạn trẻ bắt đầu tìm hạnh phúc từ những điều “nhỏ nhoi và giản dị”. Điều này trái ngược với quan niệm vốn xem thành công và địa vị xã hội dựa trên bằng cấp và sự giàu có.
Theo giáo sư Lee Hyang-eun tại Trường đại học nữ Sungshin, đồng tác giả cuốn sách “Trend Korea 2018” (Xu hướng Hàn Quốc 2018), những bạn trẻ theo xu hướng hạnh phúc đơn giản sẽ chú trọng giá trị của việc mình đi du lịch cùng ai hơn. Giáo sư Trường đại học Quốc gia Seoul Kim Nan-do cũng nhìn nhận xu hướng này sẽ lan nhanh ngay trong thời gian tới, do nhiều người quay lại chú ý những điều bình dị trong cuộc sống, sau thời gian mỏi mệt theo đuổi tiền bạc và danh vọng.
HOÀNG MINH